|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Loa thông minh, chatbot dịch ngôn ngữ sẽ lên ngôi trong thời đại du lịch bùng nổ

13:43 | 14/01/2019
Chia sẻ
Loa thông minh, chatbot dịch thuật đa ngôn ngữ là những công cụ mà các khách sạn có thể tận dụng để chăm sóc khách hàng hiệu quả, đồng thời giảm chi phí.

Năm ngoái, các điểm đến du lịch nổi tiếng như Maya Bay tại Thái Lan và đảo Boracay tại Phillipines tạm thời ngừng tiếp nhận du khách để phục hồi, vì cả hai nơi đều chịu các tác động môi trường do lượng khách du lịch tăng đột biến.

Hệ lụy của sự bùng nổ du lịch

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc cho biết, trong năm 2017, du khách quốc tế đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tăng 6%. Đông Nam Á chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đón trên 120 triệu lượt khách quốc tế và thu về 130,7 tỷ USD từ hoạt động du lịch.

Con số này tiếp tục tăng trong năm 2018, với lượng du khách đến khu vực tăng 10% chỉ riêng trong quý 1, vượt mức trung bình 6% của thế giới.

loa thong minh chatbot dich ngon ngu se len ngoi trong thoi dai du lich bung no
Bên cạnh tác động về môi trường, sự bùng nổ du lịch cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp liên quan như khách sạn.

Tuy nhiên, mọi sự tăng trưởng đều có giá của nó. Bên cạnh tác động về môi trường, sự bùng nổ du lịch cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp liên quan như khách sạn.

Chẳng hạn như ngành du lịch của Boracay – một hòn đảo nhỏ của Philippines – có thể sẽ mất hàng triệu USD doanh thu do giới chức phong tỏa bãi biển, với 11 khách sạn có thể thua lỗ trên 10 triệu USD. Boracay – một hòn đảo nhỏ của Philippines – có thể mất hàng triệu USD doanh thu do giới chức phong tỏa bãi biển, với 11 khách sạn có thể thua lỗ trên 10 triệu USD.

Các khách sạn trên toàn thế giới cũng đang gặp phải những thách thức khác do sự bùng nổ của ngành du lịch. Một mối lo ngại khiến các khách sạn gặp khó khăn là rào cản ngôn ngữ, điều lo lắng nhất khi đi du lịch, theo Booking.com.

Hạn chế về ngôn ngữ cản trở năng lực của các khách sạn trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cho du khách do truyền đạt thông tin sai hoặc giao tiếp chỉ ở mức tối thiểu.

Các khách sạn cũng đang đối mặt với tỷ lệ biến động nhân sự cao do lương thấp, các nguyên tắc nghiêm ngặt của ngành và thời gian làm việc dài. Một số khách sạn đang vật lộn để đào tạo đủ nhân viên mới, nhân viên hiện tại phải làm việc nhiều hơn. Vòng luẩn quẩn ấy chỉ khiến tình hình ngày càng trầm trọng hơn.

Thực tế này đặc biệt đúng với các khách sạn ở các điểm đến ở khu vực nông thôn. Ví dụ, trên đảo Ishigaki tại Nhật Bản, một số khách sạn đưa ra chính sách giảm giá để không phải dọn phòng mỗi ngày nhằm giảm nhu cầu nhân lực.

Vai trò của công nghệ

Yoshiki Toda, người sáng lập công ty thiết bị du lịch TradFit, nói rằng các khách sạn đang chuyển hướng sang sử dụng công nghệ để đối phó những thách thức trong công việc như quản lý lượng khách. Bằng việc sử dụng trí thông minh nhân tạo, các ứng dụng internet, và công nghệ nhận diện giọng nói, khách sạn có thể sử dụng loa thông minh có màn hình và chatbot (một chương trình máy tính tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên dưới một giao diện đơn giản, âm thanh hoặc dưới dạng tin nhắn) hoạt động như người điều phối kỹ thuật số.

loa thong minh chatbot dich ngon ngu se len ngoi trong thoi dai du lich bung no
Loa thông minh có màn hình và chatbot giúp các khách sạn giao tiếp với khách. Ảnh: Tech In Asia

Những loa như vậy cho phép khách gọi điện, gửi các yêu cầu dịch vụ phòng và tìm thông tin. Nhân viên có thể giải quyết các yêu cầu từ một ứng dụng trung tâm, cho phép các khách sạn tối ưu hóa cách xử lý các yêu cầu của khách.

Ứng dụng trung tâm cũng cho phép khách sạn quản lý các loa thông minh, phân tích số liệu khách hàng và cung cấp thêm thông tin cho khách.

Hỗ trợ cả nhân viên khách sạn lẫn du khách

Các khách sạn cũng có thể dùng chatbot có khả năng dịch nhiều ngôn ngữ trên trang web của khách sạn và các loa thông minh để hỗ trợ khách ở mọi giai đoạn trong thời gian lưu trú. Thông qua cơ chế học hỏi thông tin, chatbot thu hút thông tin từ các câu hỏi do khách hàng yêu cầu để cải thiện khả năng trả lời.

Việc sử dụng công nghệ trong các khách sạn mang lại lợi ích cho cả khách và nhân viên khách sạn.

Công nghệ có thể giúp chủ khách sạn giảm nhân lực cần thiết trong việc xử lý các yêu cầu của khách, giải phóng khối lượng việc của nhân viên trong các nhiệm vụ như quản lý thủ tục nhận và trả phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh thu phòng và thực hiện các yêu cầu của khách.

Khả năng hoạt động như một thiết bị dịch thuật của hệ thống cũng làm giảm gánh nặng thuê nhân viên thông thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Tính năng của thiết bị cũng giúp khách hàng cảm thấy tiện lợi hơn khi giao tiếp với khách sạn bằng ngôn ngữ họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Đối với những khách hàng không thích gọi đến lễ tân vào những lúc muộn, thất thường, họ có thể sử dụng dịch vụ chatbot và nhận diện giọng nói của công ty.

Những thiết bị hiển thị thông tin về các điểm tham quan địa phương và các lựa chọn ăn uống cũng giúp khách sạn cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng. Khách hàng có thể tra cứu các dịch vụ tại phòng, như nhà hàng và spa, rồi đặt chỗ. Họ cũng có thể tìm các điểm tham quan và hoạt động gần đó và đặt chỗ thông qua loa thông minh và chatbot.

Những thiết bị ấy giúp khách sạn quảng bá các dịch vụ của họ và có khả năng thu thêm doanh thu quảng cáo từ các doanh nghiệp khác có nhu cầu quảng cáo thông qua hệ thống.

Xem thêm

Kim Phượng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.