|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Lô vú sữa đầu tiên của Việt Nam sắp xuất khẩu sang Mỹ

21:35 | 14/12/2017
Chia sẻ
Trao đổi với Tiền Phong chiều 14/12, ông Đoàn Văn Sang – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông sản Cát Tường (Tiền Giang) cho biết công ty đang phối hợp với cơ quan của Bộ NN&PTNT thực hiện các khâu hoàn thiện cho lễ xuất khẩu lô vú sữa đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ.
lo vu sua dau tien cua viet nam sap xuat khau sang my Vú sữa Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Mỹ

Đại diện công ty chưa tiết lộ chi tiết về khối lượng và giá bán lô vú sữa này, song cho biết đã ấn định ngày 26/12 lô vú sữa sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV, Bộ NN&PTNT) – đơn vị phối hợp với Công ty Cát Tường tổ chức hoạt động này, để được phía Mỹ chấp thuận nhập khẩu, trái vú sữa của Việt Nam phải đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản: vùng trồng thực hiện theo quy trình yêu cầu phía Mỹ và phải được cấp mã số; đơn vị đóng gói sản phẩm được phía Mỹ chứng nhận đáp ứng yêu cầu và nhà máy chiếu xạ trái vú sữa cũng phải được phía Mỹ chứng nhận.

Được biết, hiện đã có hơn 30 ha vùng chuyên canh vú sữa của tỉnh Tiền Giang được cấp mã số vùng trồng đáp ứng được yêu cầu của phía Mỹ, nghĩa là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Trước trái vú sữa, các loại trái cây chủ lực của Việt Nam như thanh long, chôm chôm, nhãn, vải… đã được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đài Loan, New Zealand, Hàn Quốc, Chi Lê…

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 11/2017, giá trị xuất khẩu rau quả (hơn 80% là cây ăn trái) của Việt Nam ước đạt 3,16 tỷ USD, tăng 43,2% so cùng kỳ. Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường nhập khẩu hàng đầu rau quả Việt Nam. Dự báo cả năm 2017, xuất khẩu rau quả Việt Nam có thể đạt 3,5 tỷ USD, tăng khoảng 1 tỷ USD so với 2016.

Cảnh Kỳ

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).