Lộ diện tập đoàn Nhật Bản rót 1.070 tỷ đồng nâng sở hữu tại Vinatex lên gần 15%
Thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại Vinatex: Khó bảo toàn vốn Nhà nước | |
Vinatex điều chỉnh loại chứng khoán cho cổ đông chiến lược |
Tập đoàn Itochu vừa tăng tỷ lệ sở hữu tại Tập đoàn dệt may Việt Nam nhằm tăng cường các mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu trong trong bối cảnh chi phí lao động tại Trung Quốc ngày càng tăng cao, tờ Nikkei đăng tải.
Itochu chính là cổ đông ôm lô cổ phần Vinatex giao dịch đột biến ngày 26/3 |
Công ty của Nhật Bản đã đầu tư khoảng 5 tỷ Yên (tương đương 46,9 triệu USD - gần 1.070 tỷ đồng) nâng tỷ lệ nắm giữ tại Vinatex lên gần 15%, trở thành cổ đông lớn thứ hai sau Bộ Công Thương. Được biết, Itochu bắt đầu rót vốn vào Vinatex từ năm 2005 với 5% vốn cổ phần.
Vinatex hiện đang vận hành khoảng 200 nhà máy may tại Việt Nam. Trong ba năm qua, Công ty đã đầu tư gần 200 triệu USD để bổ sung cơ sở sản xuất sợi và vải sợi. HIện tại Vinatex đã nắm tất cả các quy trình dệt may hoàn chỉnh từ sản xuất sợi cho đến đưa ra thành phẩm.
Kể từ năm 2015 đầu tư, Itochu đã hợp tác với Vinatex sản xuất các mẫu áo sơ mi và quần áo chức năng cho thời tiết lạnh...
Itochu xuất khẩu một lượng hàng may mặc từ Việt Nam trên 60 tỷ Yên mỗi năm, trong đó một nửa do Vinatex sản xuất. Công ty có mục đích tăng sản xuất gia công và tăng xuất khẩu lên 100 tỷ Yên vào năm 2021.
Việt Nam hiện có một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu và cũng tham gia vào Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, điều này khiến cho Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc, nơi mà chi phí nhân công đang leo thang.
Trước đó trong phiên giao dịch ngày 26/3, CTCP Đầu tư Phát triển VNTEX – cổ đông lớn của của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã thực hiện bán ra 35 triệu cổ phiếu, hạ tỷ lệ sở hữu xuống còn 7%.
Hiện tại hai cổ đông lớn khác của Vinatex là Bộ Công Thương đang nắm giữ gần 53,5% vốn cổ phần, Tập đoàn Vingroup – CTCP (Mã: VIC) với 10% vốn.