|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lỗ 514 triệu USD, ông chủ của ứng dụng Snapchat sắp IPO với giá trị 3,6 tỷ đô

20:54 | 17/02/2017
Chia sẻ
Công ty Snap – chủ nhân của ứng dụng gửi tin nhắn Snapchat, sẽ xem xét IPO với giá khởi điểm từ 14$ và 16$ mỗi cổ phiếu, theo đơn nộp công bố vào ngày Thứ 5.

Công ty khởi nghiệp này cho hay họ đang dự kiến bán 200 triệu cổ phiếu phổ thông loại A và sẽ niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán New York dưới mã giao dịch “SNAP”.

Tổng khối lượng cổ phiếu dự kiến sẽ tăng lên 230 triệu nếu tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện quyền lựa chọn của họ để mua thêm 30 triệu cổ phiếu nữa.

Snap ước tính rằng số tiền thu được từ bán cổ phiếu sẽ là 2,1 tỷ USD hoặc khoảng 2,3 tỷ USD nếu lựa chọn của tổ chức bảo lãnh mua thêm 30 triệu cổ phiếu. Ước tính này dựa trên mức giá 15 USD/cp.Với mức giá là 16 USD/cp, tổng số tiền thu được sẽ là 3,6 tỷ USD.

Đồng sáng lập và giám đốc điều hành Evan Spiegell và giám đốc công nghệ Roberrt Murphy sẽ nắm giữ 88,5 % tỷ lệ biểu quyết, điều này là do họ nắm cổ phiếu loại C – những cố phiếu ưu đãi biểu quyết, còn các cổ phiếu phổ thông giao dịch trên thị trường sẽ không có quyền biểu quyết.

Năm 2016, công ty đạt doanh thu 404,5 triệu USD, tăng gấp 6 so với 58,7 triệu đô năm 2015, theo tài liệu công bố cho Ủy ban chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, năm ngoái công ty này lại lỗ ròng lên đến 514,6 triệu đô, từ mức lỗ 372,9 triệu đô năm 2015.

Vào cuối năm 2016, Snap đã đạt 158 triệu người dùng sử dụng app hàng ngày, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng vào quý IV/2016, số lượng người dùng lại tụt giảm so với cùng kỳ, sự sụt giảm này là do áp lực cạnh tranh cũng như các vấn đề hiệu quả của ứng dụng từ việc nhồi nhét quá nhiều cập nhật mới vào ứng dụng của họ.

Snap đã và đang gia tăng cạnh tranh bằng các likes của Facebook, bằng việc tung ra Snapchat-like được gọi là “Stories” (kể chuyện) và Instagram Stories.

Tân Đ. Hoàng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.