|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Liên hợp quốc kêu gọi mở rộng danh sách giảm nợ đối với các nước đang phát triển

09:00 | 29/05/2020
Chia sẻ
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres ngày 28/5 kêu gọi giảm nợ cho tất cả các nước đang phát triển và có thu nhập trung bình trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xem xét đẩy mạnh thanh khoản toàn cầu bằng cách cấp phát mới Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Liên hợp quốc kêu gọi mở rộng danh sách giảm nợ đối với các nước đang phát triển - Ảnh 1.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại cuộc họp báo ở trụ sở LHQ, New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong cuộc họp của LHQ về hậu quả kinh tế của đại dịch, ông Antonio Guterres nhấn mạnh “giảm bớt nợ nần không thể giới hạn ở các nước kém phát triển nhất. 

Nó phải được mở rộng cho tất cả các nước đang phát triển và có thu nhập trung bình khi họ yêu cầu hoãn nợ, vì họ mất khả năng tiếp cận thị trường tài chính”.

Tổng Thư ký LHQ cho rằng các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới phải vật lộn với gánh nặng nợ ngày càng tăng. 

Thêm vào đó, hiện nay họ phải đối mặt với suy thoái toàn cầu kỷ lục, giá xăng dầu và các loại hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh, tiền tệ suy yếu. 

“Nhiều quốc gia đang phát triển và có thu nhập trung bình rất dễ bị tổn thương và đang gặp khó khăn về nợ nần, hoặc sẽ sớm trở nên như vậy do suy thoái kinh tế toàn cầu”.

Vào tháng 4, Nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, đã đề nghị hoãn trả nợ song phương cho 77 quốc gia nghèo nhất trên thế giới trong phần còn lại của năm 2020. 

Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), ông David Malpass cho biết khoảng một nửa các nước đủ điều kiện tham gia, nhưng giảm nợ dài hạn là cần thiết và nhiều nước sẽ cần giảm nợ vĩnh viễn và số lượng đáng kể.

Hữu Thanh

Giảm VAT 2% lần thứ 5: Nên giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ để mang lại hiệu quả cao nhất
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, để đạt hiểu quả cao nhất, các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.