Liên Hợp Quốc: FDI vào các nền kinh tế đang phát triển châu Á sẽ giảm gần một nửa
Nguyên nhân khiến dòng vốn FDI sụt giảm là vị thế công xưởng thế giới khiến cho châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước những gián đoạn mà đại dịch COVID-19 gây ra.
"Dòng vốn chảy vào các nền kinh tế châu Á đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các nước này dễ bị tổn thương trước các gián đoạn trong chuỗi cung ứng, sức nặng của FDI tập trung vào chuỗi giá trị toàn cầu trong khu vực và áp lực đa dạng hóa địa điểm sản xuất trên toàn thế giới", báo cáo của Liên Hợp Quốc viết.
Cũng theo báo cáo, năm 2019, các nền kinh tế châu Á đang phát triển - bao gồm cả Singapore, Hong Kong và Hàn Quốc - nhận được gần 1/3 dòng vốn FDI toàn cầu với tổng trị giá khoảng 473,9 tỉ USD.
Đầu tư mới (greenfield investment) từ tháng 1 đến tháng 3 trong khu vực ghi nhận mức sụt giảm 37% so trung bình quí năm ngoái. Đầu tư mới bao gồm các nhà máy, trung tâm nghiên cứu và văn phòng mà doanh nghiệp nước ngoài xây dựng để phục vụ cho hoạt động của họ.
Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong tháng 4 thấp hơn 35% so với trung bình tháng năm 2019, mặc dù đã hồi phục so với tháng 3.
Năm ngoái, Trung Quốc thu hút được đến 29% vốn đầu tư trong khu vực. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc trong quí I/2020 sụt giảm 13%, trừ ngành tài chính.
Dù Đông Nam Á được coi là động lực tăng trưởng FDI trong khu vực, nhưng đầu tư mới vào lĩnh vực sản xuất ô tô và điện tử trong quí I/2020 cũng giảm lần lượt 67% và 37% so với trung bình quí năm ngoái.
Ngoài ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa trong nước và các gián đoạn trong lao động, ngành công nghiệp của Đông Nam Á cũng gặp phải vấn đề về nguồn cung. Theo báo cáo Liên Hợp Quốc, Trung Quốc chiếm tới 40 – 60% nguồn cung bộ phận và linh kiện điện tử cho các nhà máy tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Nhìn chung, FDI vào các nền kinh tế châu Á đang phát triển giảm 5% so với năm ngoái, phần lớn do FDI vào Hong Kong và Hàn Quốc giảm lần lượt 34% và 13%. Dòng vốn đầu tư vào Hong Kong sụt giảm do lo ngại về bất ổn xã hội, còn Hàn Quốc thì xảy ra rạn nứt thương mại với Nhật Bản.
Khó có khả năng dòng vốn đầu tư vào khu vực sẽ gia tăng đáng kể trong thời gian gần. Các lệnh phong tỏa trên qui mô lớn đã làm chậm tiến trình các dự án hiện có trong khu vực.
Trong khi đó, lợi nhuận xuống dốc và nguy cơ về một cuộc suy thoái sâu sẽ làm giảm năng lực và độ sẵn lòng của các doanh nghiệp đa quốc gia trong việc tái đầu tư ra nước ngoài.
Báo cáo Liên Hợp Quốc viết: "Đại dịch COVID-19 là cú sốc cung, cầu và chính sách cho FDI".
Theo Nikkei Asian Review, Liên Hợp Quốc kì vọng đầu tư xuyên quốc gia sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2022, nhưng cảnh báo rằng các xu hướng tiêu cực do các cú sốc COVID-19 tăng tốc sẽ "gây ra hậu quả lâu dài tới cơ cấu sản xuất quốc tế từ nay cho đến năm 2030".
Những xu hướng này bao gồm các quốc gia theo đuổi khả năng tự chủ chuỗi cung ứng và "thay đổi chính sách theo hướng chủ nghĩa dân tộc kinh tế".
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/