|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lịch sử thẻ tín dụng thay đổi thói quen chi tiêu như thế nào?

13:30 | 17/02/2018
Chia sẻ
Thẻ tín dụng mang đến một sự thay đổi văn hóa khủng khiếp. Không cần phải quỳ gối van xin quản lý ngân hàng để có được một khoản vay và giải thích rằng bạn cần nó để làm gì.
lich su the tin dung thay doi thoi quen chi tieu nhu the nao Visa: thanh toán điện tử ở Việt Nam tăng mạnh
lich su the tin dung thay doi thoi quen chi tieu nhu the nao Thẻ tín dụng - Tiện ích cần có khi đi du lịch
lich su the tin dung thay doi thoi quen chi tieu nhu the nao Xử lý nợ xấu thẻ tín dụng thế nào?

Tín dụng, nó có nghĩa là niềm tin, sự tin tưởng

Nếu bạn là một người quản lý cửa hàng, bạn tin ai sẽ trả lại tiền nợ? Trong lịch sử, chỉ người bạn quen biết với tư cách cá nhân vẫn ổn, bởi phần lớn những người bạn tiếp xúc đều đến từ một cộng đồng nhỏ. Nhưng khi thành phố bùng nổ, mọi thứ trở nên khó khăn.

Một cửa hàng rộng lớn không thể dựa vào nhân viên để nhận diện mỗi khách hàng bằng mắt. Do đó, từ năm 1928, những nhà bán lẻ phát hành thẻ cho khách hàng thân thiết, đó có thể là những đồng tiền đặc biệt, móc chìa khóa, thậm chí là những vật giống như thẻ tên thú nuôi gọi là “charga-plates”.

Đưa ra một trong những vật này, một người hỗ trợ cửa hàng dù không biết bạn là ai vẫn sẽ vui lòng để bạn bước ra cửa hàng với lượng hàng hóa bạn chưa thanh toán. Một số vật tín dụng này trở thành biểu tượng địa vị của riêng họ.

Năm 1947 xuất hiện thẻ đầu tiên cho phép người ta được cấp tín dụng không chỉ từ một cửa hàng, mà từ một loạt cửa hàng: thẻ Charg-it, thẻ này chỉ xài được trong khu vực hai tòa nhà ở Brooklyn.

Nhưng sau đó vào năm 1949, xuất hiện thẻ Diner Club, đánh vào thương buôn du lịch.

lich su the tin dung thay doi thoi quen chi tieu nhu the nao
Đồng sáng lập Diners Club Frank McNamara nhận thấy một khoảng trống sinh lợi trong thị trường

Thẻ này cho phép những người thương buôn mua đồ ăn và xăng, thuê phòng khách sạn, và giải trí ở một mạng lưới địa điểm vòng quanh nước Mỹ.

Số lượng người sử dụng nhanh chóng gia tăng. 35.000 người đăng ký trong năm đầu tiên, khi công ty này liên tục ký kết với các khách sạn, hãng hàng không, trạm xăng và tổ chức cho thuê xe.

Những năm 1950 xuất hiện thẻ thanh toán American Express, và những thẻ tín dụng được các ngân hàng tạo ra.

Vượt qua sự trì trệ

Cái tên BankAmericard của Bank of America cuối cùng trở thành Visa. Đối thủ của họ là Master Charge, trở thành MasterCard.

Những thẻ tín dụng đầu tiên gặp hai vấn đề lớn cần giải quyết.

Một là trứng và gà. Những người bán hàng sẽ không chấp nhận thẻ nếu không có yêu cầu đáng kể từ người tiêu dùng. Ngược lại, nhiều người tiêu dùng sẽ không bận tâm đăng ký trừ khi nhiều nhà bán lẻ chấp nhận chúng.

lich su the tin dung thay doi thoi quen chi tieu nhu the nao
Một khách hàng dùng thẻ American Express thanh toán cho một cửa hàng may mặc ở Manhattan vào năm 1955

Để vượt qua sự bất tiện này, năm 1958, Bank of America phát hành bằng cách đơn giản gửi thư một thẻ tín dụng nhựa đến mỗi khách hàng ở Fresno, California với 60.000 thẻ. Mỗi thẻ có một hạn mức tín dụng 500 USD (380 bảng), hiện hạn mức này khoảng 5.000 USD.

Bước đi táo bạo này trở nên nổi tiếng với cái tên Fresno Drop. Ngân hàng chịu lỗ bởi những khoản nợ không đúng hạn, những tên trộm ăn cắp thẻ từ hộp thư của mọi người.

Sự kiện Fresno Drop nhanh chóng được các ngân hàng áp dụng, họ chịu những khoản lỗ, và đến cuối năm 1960, riêng Bank of America có đến 1 triệu thẻ tín dụng lưu hành.

Một vấn đề khác là sự bất tiện. Rút một thẻ tín dụng ra, nhân viên cửa hàng phải gọi điện đến ngân hàng và nói với giao dịch viên để giao dịch được thông qua.

Nhưng những công nghệ mới giúp quá trình chi tiêu diễn ra thuận tiện hơn bao giờ hết.

Chủ yếu trong số đó là dải từ - được phát triển lần đầu tiên trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 bởi Forrest và Dorothea Parry cho thẻ nhận dạng của CIA.

Forrest là một kỹ sư của IBM. Vào một buổi tối ông mang một tấm thẻ tín nhựa và thông tin được mã hóa trên một dải từ, đang tìm cách kết dính 2 thứ lại với nhau. Vợ ông là Dorothea, đang ủi đồ, đưa ông ta cái bàn ủi và kêu ông hãy thử.

lich su the tin dung thay doi thoi quen chi tieu nhu the nao
IBM tạo ra 2 thẻ mẫu của thẻ từ trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ 20

Sự kết hợp giữa nhiệt độ và áp suất thật hiệu quả, dải từ được sinh ra từ đó.

Nhờ vào nó, bạn có thể quẹt thẻ Visa trong cửa hàng. Cửa hàng sẽ gửi thông tin đến ngân hàng, nơi sẽ gửi một tin nhắn đến máy tính mạng Visa, và những máy tính Visa sẽ gửi một tin nhắn đến ngân hàng của bạn.

Sự thay đổi văn hóa

Nếu ngân hàng tin tưởng bạn sẽ trả lại, không ai khác phải lo lắng. Sự thông qua bằng kỹ thuật số được chuyển ngược về qua những máy tính này đến cửa hàng, và cửa hàng sẽ in hóa đơn và cho phép bạn bước ra cửa với hàng hóa vừa mua. Toàn bộ quy trình này chỉ trong vài giây.

Vậy là thẻ tín dụng được truyền rộng khắp, bất cứ ai cũng có thể chạm vào mạng lưới tín dụng, nơi từng là đặc quyền chỉ của những thành viên cao cấp kết nối chặt chẽ.

Đó là một sự thay đổi văn hóa khủng khiếp. Không cần phải quỳ gối van xin quản lý ngân hàng để có được một khoản vay và giải thích các mục đích sử dụng.

Bạn có thể chi cho bất cứ thứ gì, và đảo nợ vòng vòng cho đến khi cảm thấy sẵn sàng trả theo cách thuận tiện nhất – khi bạn không màng tới việc trả lãi thì lãi suất có thể dễ dàng lên đến 20% hay 30%.

Nhưng mọi thứ dễ dàng đến thế, tín dụng không tình cảm ngay khi cần dùng có thể tác động lạ đến tâm lý của chúng ta.

Một vài năm trước, hai nhà nghiên cứu từ MIT, Drazen Prelec và Duncan Simester, chạy thử một cuộc thử nghiệm để kiểm tra xem liệu thẻ tín dụng có làm chúng ta trở nên thoải mái hơn trong việc chi tiêu.

Họ cho phép hai nhóm đối tượng tham gia đấu giá để mua vé cho cuộc thi đấu thể thao nổi tiếng. Những chiếc vé này đắt tiền, nhưng chính xác giá trị bao nhiêu thì không rõ. Một nhóm được cho biết rằng họ phải trả bằng tiền mặt, có sẵn một chiếc máy ATM ở gần góc đó nếu họ thắng.

Nhóm còn lại chỉ được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có một sự khác biệt rất lớn trong kết quả, nhóm thẻ tín dụng đấu giá nhiều hơn cho những chiếc vé, cao gấp 2 lần so với giá của một trận đấu thông thường.

Cái chết của tiền mặt?

Điều đó có ý nghĩa, bởi vì một số nơi nhanh chóng biến tiền mặt thành lỗi thời.

Ở Thụy Điển, chỉ 20% các thanh toán ở cửa hàng thực hiện bằng tiền mặt, và chỉ 1% tổng chi tiêu theo giá trị là thông qua tiền mặt.

lich su the tin dung thay doi thoi quen chi tieu nhu the nao
Những biển hiệu thế này ngày càng trở nên phổ biến ở Thụy Điển

Trở về năm 1970, một khẩu hiệu quảng cáo của BankAmericard là “Hãy xem nó như tiền”.

Giờ đây, đối với nhiều giao dịch, tiền vật chất không có tác dụng, một hãng hàng không hay một công ty cho thuê xe, hoặc một khách sạn muốn thẻ tín dụng của bạn, không phải tiền mặt. Ở Thụy Điển điều tương tự xảy ra thậm chí trong một cửa hàng cà phê, quán bar, và đôi khi là quầy hàng ngoài chợ.

Thẻ tín dụng nếu dùng một cách thông minh sẽ giúp chúng ta quản lý tiền bạc. Rủi ro ở đây là là nó quá dễ dàng để chi tiêu, khiến chúng ta không kiểm soát được số tiền đã sử dụng vượt quá khả năng có.

Đảo nợ, một tính năng đặc biệt của thẻ tín dụng, hiện vào khoảng 860 tỷ USD (656 tỷ bảng) ở Mỹ, tương đương hơn 2.500 USD (1.900 bảng) cho mỗi người trưởng thành ở Mỹ.

Trong những điều khoản thực tại, nó đã tăng gấp 400 lần so với 50 năm trước.

Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kết luận rằng, nợ gia dụng – loại nợ mà thẻ tín dụng dễ dàng tích lũy. Nó tốt đối với tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng xấu đối với viễn cảnh 3 đến 5 năm, cũng như dễ dẫn đến khủng hoảng ngân hàng.

Đối mặt với câu “những công ty thẻ tín dụng tạo ra quá nhiều tín dụng cho hầu hết mọi người”, 9/10 người Mỹ có thẻ tín dụng đều đồng ý. Phần lớn trong số họ đồng ý mạnh mẽ, nhưng khi tự nhìn lại thẻ tín dụng của riêng họ, họ lại hài lòng.

Chúng ta không tin tưởng nhau để cầm và sử dụng những công cụ tài chính mạnh mẽ này một cách có trách nhiệm, có lẽ vậy.

Nhưng chúng ta tin vào bản thân mình, liệu có nên?

Thành Nguyên

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.