|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Lao động giá rẻ: Khó có cơ hội tìm việc

06:53 | 16/01/2018
Chia sẻ
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Doãn Mậu Diệp cho biết, thời gian tới, chúng ta cần quan tâm hơn đến công tác dự báo thị trường lao động. Bộ LĐTB&XH đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiên cứu, dự báo về việc làm và thị trường lao động nhằm tìm ra những chính sách phù hợp để bảo đảm việc làm cho người lao động.

Năm 2017, thị trường lao động, việc làm của nước ta phát triển tương đối nhanh và ổn định. Cả nước đã tạo việc làm cho gần 1,6 triệu người. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cũng ở mức thấp so với khu vực, trong đó tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị chỉ khoảng hơn 3%.

lao dong gia re kho co co hoi tim viec
Để thích ứng với sự phát triển trong thời đại mới, mỗi người, mỗi ngành phải chủ động nắm bắt cơ hội, từng bước làm chủ khoa học- công nghệ. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, theo ông Diệp, bên cạnh những kết quả tích cực, thị trường lao động Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp. Về cơ bản Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế; cầu lao động thấp về số lượng và vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động làm việc trong các nghề giản đơn, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thụât, khu vực làm công ăn lương phát triển chậm; tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá cao.

Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp về thị trường lao động chưa đầy đủ, cơ sở hạ tầng của thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung cầu lao động kém. Đặc biệt là sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, mặc dù thiếu việc làm chiếm tỷ lệ lớn, nhưng một số ngành nghề, địa phương… không tuyển được lao động. Trong khi đó, hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao và một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ trong thị trường...

Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy mạnh. Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời kỳ mà Internet, công nghệ số, thiết bị thông minh, robot… được ứng dụng, sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thay thế, phục vụ, đáp ứng nhu cầu con người. Thời kỳ kỷ nguyên số sẽ tác động làm biến đổi thị trường lao động, sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền thống/thủ công sẽ mất đi đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc gia sẽ mất đi nhiều việc làm, cơ hội việc làm nhưng cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn.

Đáng lo ngại là thời gian qua, số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học trở lên vẫn rất cao. Thống kê cho thấy, hiện cả nước có 237.000 người có trình độ từ đại học trở lên và gần 85.000 người có trình độ cao đẳng đang thất nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm chưa được khắc phục ở nhóm lao động nông thôn, trong ngành nông - lâm - thủy sản. Thậm chí, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng hàng vạn lao động bị sa thải sau tuổi 35. Đa số lao động bị sa thải hoặc mất việc đều muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp một lần, chưa quan tâm đến việc học nghề, tìm kiếm cơ hội việc làm khác để có thể quay lại thị trường lao động.

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, 46 triệu lao động Việt Nam chưa qua đào tạo sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao và bị thay thế bởi lao động bằng robot, trang thiết bị công nghệ thông minh. Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ lực của thời kỳ kỷ nguyên số như bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin...

Ngọc Diệp

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.