Lạm phát cả năm 2017 dự kiến dưới 4%
Lạm phát tháng 9 tiếp tục tăng có nguyên nhân từ quyết định hành chính. |
Các chuyên gia của Công ty chứng khoán SSI cho biết chỉ CPI tháng 9 tăng 0.59%, nếu không tính CPI tháng 8 thì đây là mức lạm phát cao nhất 10 tháng. Một trong những nguyên nhân chính là CPI Giáo dục trong tháng 9 tăng tới +5%, mức cao nhất 12 tháng do cộng hưởng của mùa khai giảng và 41 tỉnh thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 86/2015.
Cùng kỳ 2016, có 53 tỉnh tăng học phí nên mức tăng CPI Giáo dục là +7.19%. Nghị định 86/2015 cho phép tăng học phí theo lạm phát nên học phí sẽ còn tăng và tác động chủ yếu đến CPI tháng 9 hàng năm. Trong năm học 2017-2018, học phí tại Hà nội với cấp học từ nhà trẻ đến phổ thông tại khu vực thành thị đã tăng từ 80 nghìn lên 110 nghìn đồng/học sinh/tháng. Vẫn còn 10 tỉnh chưa tăng học phí trong năm 2017 nên CPI Giáo dục sẽ tăng ~1% trong 3 tháng còn lại của năm.
Do tăng học phí nên việc tăng giá dịch vụ y tế được kéo giãn. Trong tháng 9 chỉ có 3 tỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư 02/2017/BYT (tháng 8 có 17 tỉnh tăng giá), vì vậy CPI Thuốc và Dịch vụ y tế chỉ tăng +0.25% (tháng 8 tăng +2.86%). Còn 2/3 số tỉnh chưa tăng phí dịch vụ y tế nhưng việc tăng phí trong thời gian còn lại của năm sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình lạm phát chung. Nếu lạm phát cao, việc tăng phí có thể được chuyển một phần sang năm 2018.
Giá nhiên liệu thế giới tăng đã tác động đến CPI Giao thông và CPI Nhà ở & Vật liệu xây dựng. 2 đợt tăng giá xăng trong tháng 9 khiến CPI Giao thông tăng +1.51%. Giá gas trong nước tăng 5%và giá dầu hỏa bình quân tăng 3.08% cũng khiến CPI Nhà ở & VLXD tăng +0.69%. Giá dầu thế giới đã bắt đầu giảm từ cuối tháng 9 nên nhiều khả năng CPI 2 nhóm hàng trên sẽ giảm hoặc tăng thấp trong tháng 10.
Nhóm hàng tỷ trọng cao và tác động nhiều nhất vào CPI là Hàng ăn và Dịch vụ ăn uống chỉ tăng +0.08%, thấp hơn nhiều CPI tháng 7 và 8 là +0.54% và +1.06%. Việc xuất khẩu gạo sang Philippines và mưa lũ tiếp tục làm gạo tăng giá và CPI Lương thực tháng 9 tăng +0.14%. Một số mặt hàng thực phẩm tăng giá như gia cầm tươi sống +0.65%, thủy sản +0.31%, rau xanh +1.2% nhưng CPI Thực phẩm nhìn chung không thay đổi, chỉ tăng +0.06% (tháng 8 tăng +1.64% do giá thịt lợn tăng +5%). CPI Ăn uống ngoài gia đình sau một thời gian giảm hoặc ít thay đổi thì dưới tác động của giá đầu vào đã tăng +0.1%, mức cao nhất 7 tháng (chỉ thấp hơn mùa cao điểm tết nguyên đán).
Với CPI tháng 9 tiếp tục tăng cao, CPI tính từ đầu năm đã tăng +1.83%, trong đó CPI Thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất, +21.76%, tiếp theo là CPI Giáo dục, +7.06%. CPI Thực phẩm giảm -3.74% do khủng hoảng cục bộ ở ngành chăn nuôi là nguyên nhân chính khiến CPI tăng thấp hơn so với cùng kỳ. Chúng tôi cho rằng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2017 là dễ dàng đạt được. Giá lương thực, thực phẩm nhìn chung sẽ ít có biến động lớn nhờ nguồn cung ổn định. CPI thực tế sẽ giao động phụ thuộc phần lớn vào quy mô tăng phí dịch vụ y tế.
“Lạm phát tháng 9 tiếp tục tăng có nguyên nhân từ quyết định hành chính và đây là yếu tố có thể kiểm soát. Mặc dù tăng nhanh trong 2 tháng gần đây, lạm phát cả năm chắc chắn sẽ được giữ dưới ngưỡng mục tiêu 4%. Có cơ sở để giảm bớt lo ngại cho lạm phát 2018 khi tín dụng không tăng nóng trong những tháng cuối năm. Tôi hy vọng các nhà điều hành cũng như các ngân hàng sẽ kiên định với một chính sách tiền tệ thận trọng, hướng đến ổn định và tăng trưởng trong dài hạn”, chuyên gia của SSI cho biết.
CPI tháng 9 tăng 0,08% do lộ trình tăng học phí
CPI cơ bản tháng 9/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Ttrong đó nhóm giáo dục ... |