|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lãi trước thuế 2018 của Vinatex ước đạt hơn 1.530 tỉ đồng, vượt 16% kế hoạch

08:03 | 28/12/2018
Chia sẻ
Năm 2018, tổng doanh thu của Vinatex ước đạt 48.658 tỉ đồng, vượt nhẹ kế hoạch năm và tăng 6,6% so với cùng kì năm 2017. Lợi nhuận trước thuế 1.533 tỉ đồng, bằng 116,4% kế hoạch năm và tăng 6,2% so với cùng kì.

Xuất khẩu ngành dệt may 2018 ước đạt 36,2 tỉ USD

Ngày 27/12, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)tổ chức buổi họp báo công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dệt May nói chung và Vinatex nói riêng trong năm 2018, đồng thời thông tin về những thách thức và cơ hội của ngành Dệt May trong năm 2019.

lai truoc thue 2018 cua vinatex uoc dat hon 1530 ti dong vuot 16 ke hoach
Buổi họp báo công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dệt May và Vinatex 2018 (Nguồn: Vinatex)

Ông Cao Hữu Hiếu – Giám đốc điều hành Vinatex cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới 2018 có nhiều biến động, với xung đột chính trị, cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng, xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2018 vẫn cao hơn dự kiến và ước đạt 36,2 tỉ USD, tăng 16,4% so với năm 2017, nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, ông Cao Hữu Hiếu cho rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 2018 tăng hơn 5 tỉ USD so với năm 2018 là “đột biến”. Nhu cầu về mặt hàng dệt may trên thế giới năm 2018 không có nhiều biến động, nhưng Việt Nam vẫn vượt Bangladesh và theo sát Ấn Độ để cán mốc xuất khẩu 36,2 tỉ USD.

Lý giải về điều này, ông Hiếu cho biết có 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, đó là dòng dịch chuyển từ khu vực sản xuất rất lớn là Trung Quốc sang các khu vực lân cận và Việt Nam được hưởng lợi từ dòng dịch chuyển đó. Bên cạnh đó, sau một thời gian các hãng phát triển ở những thị trường mới như Bangladesh hay Pakistan đã nhận ra được chất lượng của các đơn hàng, sản phẩm không được như ở thị trường Việt Nam, chính vì vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có thêm được những đơn hàng mới trong năm 2018.

Về nguyên nhân chủ quan, đó là các doanh nghiệp dệt may vừa và lớn ở Việt Nam ngày càng đáp ứng được các tiêu chí từ đối tác, gần như tất cả các doanh nghiệp lớn và vừa có các loại chứng chỉ đánh giá của các hãng, như SA, môi trường, Green Label…

Về dự báo 2019, ông Hiếu cho biết nhu cầu may mặc sẽ thấp hơn, thậm chí xu thế thắt chặt dòng tiền sẽ xảy ra ở nhiều quốc gia hơn. Do đó tổng cầu thị trường dệt may sẽ không khả quan so với các năm trước đó. Thậm chí, các doanh nghiệp đã đưa ra phương án ứng phó khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ leo thang.

Vinatex ước lãi trước thuế 2018 đạt hơn 1.530 tỉ đồng

Đôi với hoạt động kinh doanh của Vinatex trong năm 2018, ông Hiếu cho biết giá trị sản xuất công nghiệpước đạt 46.100 tỉ đồng, bằng 103% kế hoạch năm và tăng 9,7% so với cùng kì năm 2017.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3.050 triệu USD, bằng 102,3% kế hoạch năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ.

Theo đó, Vinatex ước tổng doanh thu đạt 48.658,2 tỉ đồng, bằng 100,8% kế hoạch năm và tăng 6,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.532,9 tỉ đồng, bằng 116,4% kế hoạch năm, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận công ty mẹ tăng 35% so với cùng kỳ năm 2017.

Về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2019. Vinatex đưa ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến tăng 5% so với năm 2018; kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 6% -8%.

Doanh thu kế hoạch tăng 5% -7% ; Lợi nhuận tăng 12% so với năm 2018 và mức lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Xem thêm

Minh Anh