|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Kỳ lân' Hàn Quốc dòm ngó thị trường giao món ăn Việt Nam

14:27 | 23/01/2019
Chia sẻ
Woowa Brothers, công ty đứng đầu trong thị trường giao món ăn ở Hàn Quốc, đang thực hiện những động thái cho thấy họ sẽ vào thị trường Việt Nam.
 
ky lan han quoc dom ngo thi truong giao mon an viet nam Go-Viet bắt đầu giao đồ ăn trực tuyến ở Hà Nội

Chào đón “kỳ lân” Hàn Quốc tại thị trường giao nhận đồ ăn tại Việt Nam

Một bài viết trên The Investor vào cuối năm 2018 đưa tin Woowa Brothers – công ty sở hữu nền tảng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn hàng đầu Hàn Quốc, lên kế hoạch ra mắt tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2019.

Thông tin này dường như phù hợp với những động thái mới đây của công ty Hàn Quốc này tại Việt Nam. Trên trang tuyển dụng việc làm Vietnamworks, Woowa Brothers thông báo tuyển dụng vị trí nhân viên làm việc tại TP Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam có giá trị khoảng 33 triệu USD trong năm 2018 và có thể đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Trong bối cảnh Now, GrabFood hay Go-Food đang nỗ lực trong cuộc đua khuyến mãi để giữ, giành và mở rộng thị phần giao đồ ăn, sự xuất hiện của 'kỳ lân Hàn Quốc" sẽ khiến cuộc chiến càng trở nên khốc liệt hơn.

Woowa Brothers – đối thủ hội tụ những sức mạnh đáng gờm

Woowa Brothers là một cái tên không hề tầm thường khi hội tụ cả ba yếu tố: sức mạnh tài chính, sức mạnh công nghệ và cả vị thế dẫn đầu thị trường Hàn Quốc hiện nay.

Yonhap cho biết, nền tảng giao đồ ăn Beadal Minjok của Woowa Brothers đang dẫn đầu thị trường Hàn Quốc, chiếm hơn 50% thị phần trong nước, mặc dù phải cạnh tranh với hơn 40 đối thủ tại xứ kim chi.

ky lan han quoc dom ngo thi truong giao mon an viet nam
Tài xế Baedal Minjok. Ảnh: Baedal Minjok.

Sau khi kêu gọi 320 triệu USD trong năm 2018, Woowa Brothers trở thành kỳ lân Hàn Quốc với mức định giá 2,6 tỉ USD. Công ty sẽ sử dụng số vốn mới để mở rộng ra thị trường nước ngoài và phát triển robot tự động.

Quỹ Hillhouse Capital góp nhiều tiền nhất trong đợt gọi vốn năm 2018. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lừng danh khác Sequoia Capital, hay quỹ đầu tư chính phủ GIC của Singapore cũng tham gia vào thương vụ.

Hillhouse Capital là một nhà đầu tư chuyên “chạm tay” vào các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc kể đến như Tencent và Yahoo, trong khi Sequoia Capital là nhà đầu tư sớm vào các công ty công nghệ toàn cầu như Google và Apple.

Ra mắt từ năm 2010, Woowa Brothers đã kêu gọi nhiều khoản đầu tư lớn, gồm 40 tỉ won từ Goldman Sachs vào năm 2014, 57 tỉ won từ Hillhouse capital vào năm 2016 và 35 tỉ won từ Naver. Tính cả vòng gọi vốn mới nhất, họ đã nhận khoảng 506 tỉ won từ các nhà đầu tư.

Công ty khẳng định họ sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng phạm vi toàn cầu và phát triển thêm các dịch vụ khác. Họ đã đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ lái xe tự động để phát triển robot giao hàng. Trong năm 2018, Woowa Brothers phát triển robot tự lái có tên Dilly. Công ty sẽ thương mại hoá Dilly trong vài năm tới.

Xem thêm

Tuệ An