|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Kinh doanh sa sút, sếp Vinachem vẫn thu nhập 584 triệu/năm

06:56 | 15/09/2016
Chia sẻ
Thu nhập của nhiều sếp Tập đoàn Hoá chất đạt 584 triệu năm 2015 trong bối cảnh kinh doanh sa sút và dự kiến 647 triệu đồng năm nay... Kinh doanh sa sút, sếp Vinachem vẫn thu nhập 584 triệu/năm
tin nhap 20160915065304

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) vừa có báo cáo lương thưởng của lao động của công ty mẹ. Theo đó, năm 2015, công ty mẹ Vinachem đã dành khoảng gần 38 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên. Theo đó, thu nhập bình quân của nhân viên công ty đạt 22,3 triệu đồng một tháng.Năm 2016, tập đoàn đặt kế hoạch nâng mức bình quân thu nhập nhân viên lên gần 23 triệu đồng một tháng.

Với các cán bộ quản lý doanh nghiệp, thu nhập ở mức cao hơn. Tổng quỹ lương trả cho 13 lãnh đạo công ty lên tới 7,56 tỷ đồng.

Cụ thể, thu nhập bình quân năm 2015 của lãnh đạo Vinachem đạt 48,5 triệu đồng một tháng, tương ứng 582 triệu đồng một năm. Năm 2014, thu nhập bình quân của cán bộ quản lý tập đoàn này cũng đạt 54 triệu đồng một tháng.

Năm 2016, ban lãnh đạo Vinachem đặt kế hoạch nâng thu nhập của mình lên 647 triệu đồng, tương ứng gần 54 triệu đồng một tháng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, Vinachem đạt doanh thu 41.184 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.467 tỷ đồng, trong đó lãi của công ty mẹ giảm chỉ còn một nửa so với 2014, xuống còn 542 tỷ đồng.

Không dừng lại ở đó, 6 tháng đầu năm 2016 tập đoàn còn rơi vào thua lỗ hơn 200 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ lỗ 476 tỷ đồng.

Kinh doanh sa sút, Vinachem còn thực hiện đầu tư nhiều dự án thua lỗ, có nguy cơ đóng cửa như Đạm Ninh Bình. Nhà máy đạm Ninh Bình đã lỗ tổng cộng 2.700 tỷ đồng, nợ 8.300 tỷ và đang phải có đơn "kêu cứu" lên Thủ tướng. Đạm Hà Bắc, DAP số 2, Pin Ắc quy Vĩnh Phú… thua lỗ và trích lập dự phòng lớn.

Tính đến giữa tháng 6/2016, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam có tổng tài sản khoảng 58.921 tỷ đồng, nợ phải trả đạt gần 37.000 tỷ đồng.

Theo Bạch Dương

Vneconomy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.