|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm đạt gần 4 tỷ USD

12:18 | 30/07/2018
Chia sẻ
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tính đến hết tháng 6, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản đạt 3,98 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.  
kim ngach xuat khau thuy san nua dau nam 2018 dat gan 4 ty usd Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Brazil

Giá trị XK hầu hết các nhóm sản phẩm XK chính đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2017: XK tôm tăng 5,1%; cá tra tăng 19,9%; cá ngừ tăng 11,7%; cá các loại khác tăng 12,6%…

kim ngach xuat khau thuy san nua dau nam 2018 dat gan 4 ty usd
Nguồn: VASEP

EU, Mỹ, Nhật Bản vẫn là thị trường mũi nhọn của thủy sản Việt Nam

6 tháng đầu năm, tổng giá trị XK sang thị trường EU đạt 706,5 triệu USD, chiếm 17,7% tổng giá trị XK và tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2017. Nửa đầu năm nay, kim ngạch XK sang thị trường này đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại, EU là thị trường XK hàng đầu của thủy sản Việt Nam.

XK tôm sang thị trường EU trong nửa đầu năm nay liên tục tăng trưởng dương do các doanh nghiệp (DN) tôm Việt Nam đang tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan của thị trường này. Hơn nữa, tôm Ấn Độ, đối thủ chính của Việt Nam, vẫn tiếp tục gặp khó khăn do chịu chế độ kiểm tra 50% các lô hàng NK tại biên giới các nước EU.

Với cá ngừ, trong 6 tháng đầu năm nay, XK thăn, philê cá ngừ đông lạnh sang EU tăng hơn 31%, sản phẩm cá ngừ chế biến khác cũng tăng mạnh hơn 305% so với cùng kỳ. Do đó, tổng giá trị XK cá ngừ sang EU trong nửa đầu năm nay đạt 71,1 triệu USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước.

kim ngach xuat khau thuy san nua dau nam 2018 dat gan 4 ty usd
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2018 đạt gần 4 tỷ USD

Hai quý đầu năm 2018, Mỹ là thị trường tiệu thụ cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ hai và nhập khẩu tôm lớn thứ tư của Việt Nam.

"Mặc dù, giá trị XK cá ngừ sang thị trường này giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước do giá cá ngừ thế giới giảm nhưng tình hình XK vẫn đang tiến triển tương đối tốt",VASEP nhận định.

Ngược lại, với sản phẩm cá tra Việt Nam XK sang Mỹ, trong bối cảnh giá nguyên liệu trong nước tăng trong khi cá rô phi Trung Quốc đang bị sụt giảm thị phần từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các doanh nghiệp tranh thủ tăng cường XK. Các DN XK thủy sản Việt Nam vẫn coi Mỹ là thị trường XK lớn và trọng điểm không thể đánh mất.

Tính đến hết tháng 6, tổng giá trị XK thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 615,5 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường NK sản phẩm tôm và mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam.

Tuy nhiên, giá trị XK tôm sang thị trường Nhật Bản trong thời gian này giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2017. Nhưng nhờ nhu cầu tiêu thụ của thị trường này vẫn ở mức cao nên giá XK tốt, trung bình 11 - 14 USD/kg. Trong đó, Việt Nam vẫn là nguồn cung lớn nhất của Nhật Bản. Tính đến cuối tháng 6, giá trị XK mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản đạt 68,2 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Cùng với thị trường Hàn Quốc, XK mực, bạch tuộc sang Châu Á đang có triển vọng khả quan", VASEP cho hay.

Trung Quốc là thị trường nhiều tiềm năng của các DN XK thủy sản Việt Nam

XK tôm sang thị trường này giảm 13,2%; xuất khẩu cá ngừ giảm 43%; XK cua ghẹ và giáp xác khác giảm 7% nhưng giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hong Kong tiếp tục tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ trong 2 năm, XK cá tra sang Trung Quốc vượt Mỹ và EU để trở thành thị trường XK đứng đầu. Ngoài ra, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này cũng tăng 69,7%, chả cá và surimi cũng tăng 9%, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc được xếp hạng vào khu vực thị trường nhiều tiềm năng của các DN XK thủy sản Việt Nam.

Đây là thị trường XK mực, bạch tuộc hàng đầu và là thị trường XK chả cá và surimi lớn thứ 2 của Việt Nam. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 190,4 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. VASEP cho biết Hàn Quốc chiếm gần 37% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam và tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm và dự báo còn tiếp tục trong 6 tháng cuối năm.

ASEAN đang là thị trường chuyển hướng của nhiều DN XK thủy sản Việt Nam trong 6 tháng nửa đầu năm nay. Hầu hết nhóm sản phẩm XK sang thị trường này đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước như: XK tôm tăng 6,3%; cá tra tăng 37,7%; cá ngừ tăng 24,5%, mực, bạch tuộc tăng 28,4%.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, ASEAN là thị trường XK mặt hàng chả cá và surimi hàng đầu của Việt Nam (cao hơn cả thị trường Hàn Quốc) với tổng giá trị đạt trên 43 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).