|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kim ngạch xuất khẩu lần đầu tăng trưởng dương sau 6 tháng

19:30 | 02/10/2023
Chia sẻ
Lần gần nhất, giá trị xuất khẩu tăng trưởng dương so với cùng kỳ là vào tháng 2 đầu năm. Trong nhóm các mặt hàng chủ lực, điện thoại và linh kiện cùng với dệt may tăng trưởng tích cực.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt 31,41 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,12 tỷ USD, giảm 0,7% so với tháng trước.

Tuy nhiên xét so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu tăng 4,6% và nhập khẩu tăng 2,6%. Cả hai chỉ số này đều tăng lần đầu sau nhiều tháng. 

 

Trong nhóm 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, điện thoại và linh kiện tăng trưởng tích cực nhất xét cả so với cùng kỳ (tăng 14,7%) và so với tháng trước (tăng 0,2%).

 

 

 

 

Với dệt may, xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 9 tăng trưởng dương 9,6% so với cùng kỳ, chấm dứt chuỗi 6 tháng giảm liên tiếp. Tuy nhiên so với tháng 8, xuất khẩu hàng dệt may giảm gần 13%.

Trong khi đó, xuất khẩu giày dép vẫn tăng trưởng âm cả so với tháng trước và so với cùng kỳ.

 

 

 

Ở chiều nhập khẩu, nhập khẩu hai nhóm là điện tử, máy tính, linh kiện và nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng trưởng cả so với cùng kỳ và so với tháng 8.

Nổi bật nhất là điện tử, máy tính và linh kiện khi tăng 31,2% so với tháng 9/2022, tuy nhiên giảm gần 5% so với tháng trước.

Nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng trưởng khoảng 2% cả so với tháng trước và so với cùng kỳ.

Riêng nhập khẩu vải tăng nhẹ gần 2% so với tháng 8 nhưng giảm 2,7% so với cùng kỳ.

 

Tăng trưởng xuất, nhập khẩu dự báo khiêm tốn

Dù tăng trưởng so với cùng kỳ khả quan, nhưng tính chung 9 tháng, xuất khẩu giảm 8,2% và nhập khẩu giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của cả 5 mặt hàng nói trên cũng đều giảm so với 9 tháng 2022.  

Dự báo thời gian tới, mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng nhu cầu thế giới suy yếu sẽ tác động tiêu cực tới triển vọng thương mại trong các tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024.

Các chuyên gia tại đây cho rằng tăng trưởng xuất, nhập khẩu sẽ quay trở lại mức khiêm tốn 5% trong năm nay và năm sau với sự phục hồi của cầu thế giới. Hoạt động thương mại mạnh mẽ sẽ giúp duy trì thặng dư tài khoản vãng lai trong năm nay, ước tính khoảng 3% GDP. Khi hoạt động sản xuất được phục hồi, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng lên, cán cân tài khoản vãng lai dự kiến sẽ giảm còn 2% GDP vào năm 2024.

Trước đó, giới chuyên gia nhận định xuất khẩu sẽ phục hồi nhẹ trong quý IV, hưởng lợi từ hiệu ứng mức nền thấp.   

Anh Đào