|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Kiến thức đầu tư: Phương thức xây dựng sức khỏe tài chính

09:00 | 02/08/2020
Chia sẻ
Hãy tạm quên khái niệm trừu tượng về thế nào là sức khỏe tài chính và làm thế nào mới có thể an tâm đầu tư để cùng đặt những viên gạch đầu tiên trên hành trình kiến tạo sức khỏe tài chính của mình.
Kiến thức đầu tư: Xây dựng sức khỏe tài chính tưởng khó nhưng lại dễ không tưởng - Ảnh 1.

"Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân" - Những điều vĩ đại thường được bắt đầu từ những việc nhỏ bé. Khoản tiền để bắt đầu xây dựng sức khỏe tài chính chỉ cần là một phần phân bổ nhỏ trong thu nhập của bạn, và nó sẽ càng đơn giản hơn khi chúng ta có ý thức xây dựng nó từ sớm nhờ vào vận dụng được sức mạnh của lãi kép.

Trước tiên, hãy tìm hiểu về sức mạnh của lãi kép – kỳ quan thứ 8 của thế giới và những sự thật với những con số hơi khô khan nhưng lại chứa đựng cả một gia tài, mà có lẽ nhiều người sẽ không để ý:

Nếu như bạn tiết kiệm 33.000 đồng/ngày tức là bạn sẽ tiết kiệm được 1 triệu đồng/tháng. Với lãi suất 10%/năm, sau 5 năm bạn đã có 77,171 triệu đồng thay vì 60 triệu đồng như chúng ta hay nhân nhanh mà quên đi sức mạnh của lãi kép

Thử gấp đôi số tiền đó lên, tiết kiệm số tiền là 66.000 đồng/ngày, tương đương 2 triệu đồng/tháng với lãi suất 10%/năm. Sau 5 năm, tức 60 tháng, bạn đã có 154,343 triệu đồng thay vì 120 triệu mà chúng ta hay nghĩ. Sau 10 năm, tương đương 120 tháng, bạn có 402 triệu đồng thay vì 240 triệu đồng mà chưa tính lãi kép.

Nếu bạn đang ở độ tuổi 25, đơn giản chỉ tiết kiệm 66.000 đồng/ngày thì sau 35 năm nữa nghỉ hưu thì số tiền bạn tích lũy được là 6,5 tỉ đồng. Chưa kể vài năm nữa khi có thu nhập tốt hơn bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn nữa, với sức mạnh của lãi kép thì con số sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta và thậm chí là chúng ta có thể đạt được tự do tài chính ở tuổi đời còn trẻ.

Để xây dựng sức khỏe tài chính, cần xây một quĩ phòng vệ và một quĩ tích sản

Quĩ phòng vệ để làm gì? Như tên gọi, quĩ phòng vệ để dự phòng cho những trường hợp cấp bách không may xảy ra như thất nghiệp, giảm thu nhập, các vấn đề về sức khỏe, giảm sức lao đông, bệnh tật hay tử vong…

Vì lẽ đó, quĩ phòng vệ sẽ gồm một khoản tiền linh động, đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn, thông thường số tiền đó sẽ tương đương khoảng 6 tháng chi phí sinh hoạt của bạn và gia đình.

Thêm vào đó là một khoản bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế phù hợp với nhu cầu và thu nhập của bạn. Các bạn đừng quên Bảo hiểm là khoản chi vô cùng cần thiết để có một quĩ dự phòng khi có rủi ro xảy ra.

Nếu có rủi ro về sức khỏe, Bảo hiểm y tế sẽ đảm nhận vai trò hỗ trợ chi trả một phần nào hay toàn bộ chi phi chữa bệnh của bạn. Trong khi đó, bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn hỗ trợ cho người thân của bạn trong trường hợp rủi ro nhất khi bạn mắc bệnh hiểm nghèo hay khi không còn thở nữa. Theo khuyến nghị, số tiền chúng ta nên dành cho quĩ bảo hiểm khoảng 6 -10 % thu nhập.

Qũi tích sản đầu tiên mà ai trong chúng ta cũng nên xây dựng trước hết đó là quĩ tích sản hưu trí. Tại sao lại cần tích sản hưu trí?

Hãy thử nghĩ lại, cách đây khoảng 20 năm, mỗi bát phở bò tầm 5.000 đồng/bát, bây giờ giá của bát phở bò đó là 30.000 - 35.000 đồng/bát. Như vậy, giá cả đã tăng gấp 6 đến 7 lần do lạm phát.

Các bạn đã bao giờ nghĩ đến khi nghỉ hưu chúng ta sẽ cần chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng, và cần chuẩn bị như thế nào cho số tiền đó chưa?

Giả sử số tiền chi tiêu cơ bản của chúng ta hiện giờ là 7 triệu đồng/tháng thì theo tốc độ lạm phát trước kia, số tiền chúng ta cần để chi tiêu mỗi tháng khi nghỉ hưu sau 20 năm nữa đó là khoảng 42 - 49 triệu đồng/tháng.

Nếu tính tỉ lệ lạm phát là 4%/năm, số tiền chúng ta cần để chi tiêu mỗi tháng sau 20 năm nữa là khoảng 22 triệu đồng/tháng, sau 30 năm là 32,4 triệu đồng/tháng. Vậy một năm chúng ta cần khoảng 300 - 500 triệu đồng, và để duy trì cuộc sống 20 năm sau khi về hưu cần khoảng 6 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng.

Đồng ý là chúng ta còn có bảo hiểm xã hội nhưng chỉ một nguồn thu nhập đó liệu có đủ không?

Nếu như bạn muốn có nhiều hơn một nguồn thu khi nghỉ hưu thì hãy tận dụng sức mạnh của lãi kép để bắt đầu chuẩn bị cho quĩ hưu trí từ những khoản tiền nhỏ trước. Số tiền phân bổ vào quĩ hưu trí được khuyến nghị khoảng 10 - 15% thu nhập của bạn, tùy theo mục tiêu về số tiền bạn cần dành dụm khi nghỉ hưu và thời gian nghỉ hưu.

Sau khi đã có đủ hai quĩ Phòng vệ và Hưu trí trong tay, bạn đã có thể phần nào tự tin về sức khỏe tài chính của mình. Phần tiền còn lại chúng ta hãy tiếp tục lên kế hoạch để thực hiện những mục tiêu khác như mua xe, mua nhà, dành tiền cho con đi học… và an tâm vì mình đã có nền móng cơ bản để thực hiện hoài bão kinh doanh hay đầu tư.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Dwealth - Khối Dịch vụ Đầu tư và Quản lý Tài sản, Chứng khoán VNDIRECT

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.