|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kiến nghị dùng kinh phí từ gói 62.000 tỷ để hỗ trợ công nhân bị ảnh hưởng bởi COVID-19

11:04 | 27/05/2021
Chia sẻ
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biên phức tạp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị dùng kinh phí từ gói 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho người lao động.

Chiều 26/5, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo và nghiên cứu sử dụng kinh phí từ gói 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo TTXVN đưa tin.

Theo báo cáo của các cấp Công đoàn, hiện nay nhiều ca dương tính với COVID-19 và các trường hợp F1, F2 là công nhân, viên chức, lao động tăng rất nhanh. Đến nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng. Hàng trăm nghìn lao động phải nghỉ việc, mất việc do bị cách ly, nằm trong khu vực phong tỏa hoặc do doanh nghiệp dừng hoạt động.

Trước tình hình trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chủ trương cho phép sử dụng số kinh phí còn lại của ngân sách Nhà nước chưa thực hiện của gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP (gói 62.000 tỷ đồng) để hỗ trợ trực tiếp cho lao động bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 tại các KCN.

Nhất là người lao động là F0 đang điều trị bệnh, người lao động đang phải nghỉ việc trong các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, hoặc đang cư trú trong các khu vực phong tỏa y tế.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương phối hợp với tổ chức Công đoàn và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chăm lo đảm bảo an toàn cho công nhân lao động đang điều trị, đang cách ly hoặc đang phải nghỉ việc do doanh nghiệp ngừng hoạt động; duy trì cuộc sống và sinh hoạt ở mức cần thiết.

Đồng thời, có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với các công nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động, đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ.

Ngoài ra, đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung đối đối tượng công nhân, lao động tại các doanh nghiệp vào nhóm đối tượng được ưu tiên sớm tiêm vắc xin phòng COVID-19 để có thể bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ bùng phát dịch tại các doanh nghiệp, KCN.

Bên cạnh đó, cho phép doanh nghiệp được hạch toán chi phí mua vắc-xin phòng COVID-19 cho công nhân lao động hoặc kinh phí tài trợ cho quỹ vắc xin vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mua vaccine để tiêm cho người lao động tại doanh nghiệp, hỗ trợ, tài trợ cho quỹ vaccine phòng dịch COVID-19.

Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam hôm 27/4. Bắc Giang và Bắc Ninh - hai tỉnh có nhiều khu công nghiệp và hàng trăm nghìn công nhân ghi nhận số ca cao nhất cả nước. Theo thống kê sơ bộ, Bắc Ninh có hơn 50.000 lao động phải nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch, Bắc Giang có hơn 51.000 công nhân của 54 doanh nghiệp ở các KCN đã phải cách ly, ngừng việc.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.