|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kịch bản tích cực và tồi tệ nhất khi thế giới đối mặt với biến chủng Omicron

14:14 | 06/12/2021
Chia sẻ
Biến chủng Omicron được xác định là lây lan nhanh và có thể gây ra hậu quả khủng khiếp. Song, trong trường hợp triệu chứng của biến chủng này tiếp tục cho thấy những dấu hiệu nhẹ hơn biến chủng Delta thì đây thật sự là một tin tốt.

Sự xuất hiện của biến chủng Omicron lần đầu được xác định tại Botswana và Nam Phi, hiện đã có mặt tại Mỹ, có thể là tin xấu hoặc tin tốt hay chỉ đơn giản là sự chuyển hướng tạm thời khỏi biến chủng Delta, theo tạp chí The Atlantic

Song, tác động của biến chủng Omicron đối với diễn biến của đại dịch sẽ được xác định bởi ba yếu tố: khả năng lây nhiễm, mức độ né tránh hệ miễn dịch và độc tính hay mức độ nghiêm trọng của bệnh mà nó gây ra.

Kịch bản kinh tế tích cực và tồi tệ nhất khi thế giới đối mặt với biến chủng Omicron - Ảnh 1.

Nếu biến chủng Omicron tiếp tục cho thấy những dấu hiệu nhẹ hơn biến thể Delta thì đây thật sự là một tin tốt. (Ảnh minh họa: Getty).

Kịch bản đầu tiên, nếu biến chủng Omicron lây lan giữa các vật chủ, làm giảm các kháng thể trung hòa và gây nên những triệu chứng nguy hiểm bất thường, thế giới sẽ gặp rắc rối lớn. 

Tuy nhiên, trong kịch bản thứ hai, nếu biến chủng Omicron trở thành một biến chủng siêu lây nhiễm, song chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ thì đây có thể là viễn cảnh tốt đẹp - một biến chủng hoàn hảo để chúng ta sống chung với đại dịch.

Ở thời điểm hiện tại, việc sống chung với virus SARS-CoV-2 trong nhiều năm tới là điều không thể tránh khỏi. Tại nhiều quốc gia dư thừa vắc xin trong năm qua, tỷ lệ tiêm chủng vẫn chưa đạt 100%. Thậm chí, nếu mọi người trên trái đất đạt được miễn dịch tự nhiên hoặc qua tiêm vắc xin, virus có thể trốn trong các vật chủ là động vật và lây nhiễm sang con người trong một hình thái khác.

"Việc loại bỏ hoàn toàn COVID-19 là mục tiêu phi thực tế", Tara Kirk Sell, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết.

Theo các bác sĩ từ Nam Phi và Israel, tới nay, các ca nhiễm Omicron dường như có triệu chứng nhẹ hơn Delta. Tính đến ngày 5/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa ghi nhận ca tử vong nào trên toàn cầu. Song dữ liệu hiện còn hạn chế và dễ bị sai lệch. 

Thế giới ghi nhận dưới 250 ca nhiễm, phần lớn đến từ Nam Phi, nơi có dân số trẻ, vốn ít chuyển nặng nếu mắc COVID-19, dù là các biến chủng trước đây.

Nếu biến chủng Omicron tiếp tục cho thấy những dấu hiệu nhẹ hơn biến chủng Delta và lây lan nhanh hơn biến chủng Delta thì đây có thể là một tin tuyệt vời. Theo tiến sĩ Samuel Scarpino, Viện Phòng chống Đại dịch của Tổ chức Rockefeller, khi có hai biến chủng cùng lưu hành, loại lây lan nhanh hơn có xu hướng thống trị. 

Biến chủng đó có thể chiến thắng bởi nó vừa nhân lên nhanh hơn trong vật chủ là con người, vừa lây lan hiệu quả hơn - điều đó tức là nó dễ lây nhiễm hơn hoặc có khả năng thoát khỏi hệ miễn dịch khéo léo hơn.

Việc thoát khỏi hệ miễn dịch nghe có vẻ đáng sợ và không có ai muốn lại mắc bệnh một lần nữa. Tuy nhiên, việc tái nhiễm một biến chủng không có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không cần máy thở có lẽ không phải là một điều tồi tệ, Elizabeth Halloran, nhà thống kê sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson nhận định.

"Virus vượt qua vắc xin nhưng người bệnh chỉ có biểu hiện nhẹ có nghĩa chúng ta đang đi đúng hướng", bà nói.

Dù vậy, với kịch bản này, người nhiễm Omicron có nguy cơ tái nhiễm sau đó. Theo báo cáo của Katherine J. Wu, phóng viên y tế tờ Atlantic, F0 có triệu chứng nhẹ sẽ không phát triển nhiều kháng thể như bệnh nhân biểu hiện nghiêm trọng.

Ali Ellebedy, chuyên gia miễn dịch tại Đại học Washington ở St. Louis, có quan điểm ngược lại. "Bạn chỉ cần nhiễm nCoV là hệ thống miễn dịch đã hoạt động rồi", ông nói. 

Thậm chí khi không có triệu chứng, cơ thể người bệnh vẫn sản sinh kháng thể và tạo tế bào T (tế bào miễn dịch) để chống lại virus trong những lần tiếp theo. Khi virus kích thích phản ứng miễn dịch tương đối nhẹ ở một lượng người nhất định, nó sẽ đột biến thành phiên bản tiếp theo, trở thành chủng trội, với biểu hiện nhẹ hơn nữa.

Dĩ nhiên, biến chủng Omicron có thể khiến dịch bệnh diễn biến theo một chiều hướng khác. Có lẽ biến chủng này phần nào lây nhiễm mạnh hơn Delta nhưng độc tính giảm bớt, điều mà có thể đưa chúng ta quay lại các biện pháp đeo khẩu trang và giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn trong một khoảng thời gian, chuyên gia Kirk Sell bình luận.

Hoặc biến chủng Omicron cũng có thể ít lây nhiễm hơn Delta, không có nguy cơ lớn hơn thoát khỏi hàng rào miễn dịch. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ quay trở lại thời điểm cách đây hai tuần, tiếp tục đối phó với Delta và chờ đợi đại dịch kết thúc.

"Theo một cách nào đó, Delta là một biến chủng vượt trội", chuyên gia Scarpino đánh giá. Khả năng lây nhiễm của nó đủ để "vượt mặt" các biến chủng nguy hiểm hơn song độc tính của nó có thể được kiểm soát qua việc tiêm vắc xin

Trong một vài tuần tới, theo các chuyên gia, chúng ta sẽ cần xem Omicron sẽ là tín hiệu cho thấy đại dịch sắp kết thúc hay báo trước một thảm kịch tồi tệ hơn trong tương lai.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.