|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ có 1.000ha để xây các khu chức năng du lịch

11:17 | 21/01/2019
Chia sẻ
Khu du lịch quốc gia Mũi Né có diện tích khoảng 14.760 ha, trong đó diện tích vùng lõi tập trung phát triển, hình thành các khu chức năng du lịch là khoảng 1.000 ha. Mục tiêu tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2025 đạt khoảng 24 nghìn tỉ đồng, năm 2030 đạt khoảng 50 nghìn tỉ đồng.

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, Khu du lịch quốc gia Mũi Né nằm trên dải đất ven biển từ xã Hoà phú, huyện Tuy Phong đến hết ranh giới phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết; có diện tích khoảng 14.760 ha, trong đó diện tích vùng lõi tập trung phát triển, hình thành các khu chức năng du lịch là khoảng 1.000 ha.

khu du lich quoc gia mui ne se co 1000ha de xay cac khu chuc nang du lich
Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ có 1.000ha để xây các khu chức năng du lịch.

Quy hoạch được Chính phủ phê duyệt có mục tiêu chung là: Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển Khu du lịch Mũi Né trở thành một điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Mục tiêu cụ thể bao gồm, đến năm 2025 đón khoảng 9,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 1,5 triệu lượt; phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 14,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 2,5 triệu lượt.

Tổng thu từ khách du lịch năm 2025 đạt khoảng 24 nghìn tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Phát triển buồn lưu trú đến năm 2025 trên 21.000 buồng và năm 2030 trên 41.000 buồng. Tạo việc làm cho khoảng 24.000 lao động trực tiếp vào năm 2025 và trên 45.000 người vào năm 2030.

Quyết định của Thủ tướng cũng nêu rõ việc hình thành các phân khu du lịch chính của khu du lịch quốc gia Mũi Né. Cụ thể, phân khu du lịch biển cao cấp Bắc Bình (dải ven biển từ Hòa Thắng đến giáp bãi biển Long Sơn, diện tích 500ha) là khu vực hạt nhân trong định hướng phát triển Mũi Né. Khu vực này tập trung phát triển các tổ hợp du lịch đa năng với các sản phẩm du lịch cao cấp, đặc biệt là nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, nông nghiệp kết hợp đô thị, khám phá biển đảo.

Phân khu du lịch biển Mũi Né (dải ven biển khu vực Mũi Né và Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, diện tích 349ha) là phân khu cốt lõi của khu du lịch quốc gia Mũi Né. Khu vực này tập trung phát triển các không gian công cộng kết hợp với các mô hình khu nghỉ dưỡng quy mô vừa và nhỏ; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm vui chơi giải trí, các hoạt động về đêm.

Phân khu du lịch chuyên đề - du lịch cát (một phần phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết và xã Thiện Nghiệp, diện tích 100ha), là khu vực khai thác các đặc trưng về cảnh quan cát, sinh thái nông nghiệp, phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho khu du lịch quốc gia Mũi Né như nghỉ dưỡng, thể thao cát kết hợp các sản phẩm du lịch gắn liền với sinh thái nông nghiệp, dã ngoại.

Bên cạnh đó, khu du lịch quốc gia Mũi Né cũng phát triển 4 trung tâm dịch vụ gắn với các khu vực phát triển đô thị theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh Bình Thuận, có chức năng cung cấp các dịch vụ, sản phẩm bổ trợ và hậu cần như: trung tâm dịch vụ du lịch Hàm Tiến, trung tâm dịch vụ du lịch Mũi Né, trung tâm dịch vụ du lịch Hòa Thắng, trung tâm dịch vụ du lịch Suối Nước.

Về phát triển hệ thống lưu trú, quy hoạch tổng thể vừa được phê duyệt cho thấy, ưu tiên phát triển các loại hình cơ sở lưu trú cao cấp gắn với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đặc thù tại các phân khu du lịch trên, đồng thời chú trọng phát triển cơ sở lưu trú gắn với cộng đồng như nghỉ dưỡng tại các làng chài, lưu trú tại nhà dân và tại các trung tâm dịch vụ du lịch...

Trong đó, khu vực xã Hòa Thắng, Hồng Phong huyện Bắc Bình, xã Hòa Phú huyện Tuy Phong thành phố Phan Thiết, khu suối nước nóng Bưng Thị... được quy hoạch để phát triển các loại hình lưu trú cao cấp (khách sạn 4 – 5sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập) và hệ thống vui chơi giải trí, dịch vụ phụ trợ… Còn các khách sạn, nhà nghỉ cộng đồng quy mô nhỏ thì phát triển ở khu vực trung tâm các phường Mũi Né, Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết và các điểm du lịch cộng đồng như làng chài Mũi Né, làng nghề nước mắm Phú Hải…

Xem thêm

K.Hà

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.