|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Khoản 105 tỷ lãi ngoài của OceanBank: Lãnh đạo Vinashin chia chác thế nào?

07:18 | 06/03/2019
Chia sẻ
Sau khi tiếp nhận hơn 6.000 tỷ đồng để thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, nhóm lãnh đạo Vinashin đã bàn bạc, thống nhất mang số tiền lớn gửi vào OceanBank để nhận 105 tỷ đồng tiền lãi ngoài, rồi chia nhau chiếm hưởng, sử dụng cá nhân.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Nguyễn Ngọc Sự (SN 1957), nguyên Chủ tịch HĐTV; Trương Văn Tuyến (SN 1950), nguyên Tổng giám đốc; Phạm Thanh Sơn (SN 1972), nguyên Phó tổng giám đốc và Trần Đức Chính (SN 1976), nguyên Kế toán trưởng, Trưởng ban tài chính Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin, từ năm 2013 là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy SBIC) về tội danh “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Mang tiền tái cơ cấu doanh nghiệp đi gửi để lấy lãi ngoài

Theo cơ quan điều tra, từ năm 2008 - 2010, Vinashin lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng và nguy cơ phá sản. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp cấp bách nhằm tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin… Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định về việc tái cơ cấu; về xác định vốn điều lệ và cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin.

Theo các quyết định này, Vinashin đã tiếp nhận 2.200 tỷ đồng từ PVN và 4.190 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp T.Ư để thực hiện đề án tái cơ cấu. Sau đó, Vinashin đã sử dụng một số lượng tiền lớn để gửi có kỳ hạn vào Ngân hàng OceanBank, nguồn gốc tiền gửi chủ yếu được trích ra ở 2 khoản nói trên mà chưa được sự đồng ý của Thủ tướng và Bộ Tài chính.

Kết quả điều tra xác định, từ tháng 11/2010 đến hết tháng 10/2014, Vinashin đã ký gần 2.600 hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank với tổng giá trị tiền gửi là 109.900 tỷ đồng và hơn 181 triệu USD, tiền lãi theo hợp đồng là hơn 1.099 tỷ đồng và hơn 29.638 USD. Quá trình thực hiện hợp đồng tiền gửi, các cá nhân là lãnh đạo và nhân viên OceanBank Chi nhánh Thăng Long là những người trực tiếp đưa tiền lãi ngoài hợp đồng tiền gửi cho Trần Đức Chính, nguyên Kế toán trưởng Vinashin tổng số tiền hơn 105 tỷ đồng; đưa cho Hoàng Đình Tâm - nguyên Kế toán trưởng Vinashin (kế nhiệm Chính) 586 triệu đồng.

Ðể ngoài sổ sách và chia chác

Tại CQĐT, bị can Trần Đức Chính thừa nhận, từ tháng năm 2011 - 2014, Chính đã trực tiếp nhận 105 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng từ OceanBank. Theo sự thống nhất giữa Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến, Phạm Thanh Sơn và Trần Đức Chính thì Trần Đức Chính được giao tiếp nhận, quản lý số tiền lãi ngoài nêu trên (không vào hạch toán) để chi tiêu, sử dụng cho các công việc chung của Vinashin (Cựu chủ tịch OceanBank - Hà Văn Thắm cũng xác nhận đã chi ngoài lãi suất cho Vinashin 105 tỷ đồng).

Vẫn theo lời khai của Trần Đức Chính, sau khi có chỉ đạo của Tổng giám đốc - Trương Văn Tuyến, Chính đã báo cáo và được cựu Chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự đồng ý đem 83 tỷ đồng chia nhau. Trong đó, Chính đưa cho Sự tổng cộng 50,5 tỷ đồng; Tuyến 15 tỷ đồng; Sơn 7,5 tỷ đồng và bản thân Chính được chia 10 tỷ đồng, số còn lại chi hội họp, tiếp khách, chúc tết, hỗ trợ công tác nước ngoài… (Đưa tiền cho lãnh đạo đi chúc Tết hết 15 tỷ đồng; chi cho lãnh đạo tập đoàn đi công tác nước ngoài hết 80.000 USD; công đức số tiền 300 triệu đồng vào một ngôi chùa ở Hải Dương; tiếp khách hết 5,4 tỷ đồng…). Mặc dù thừa nhận được chia chác, song các bị can Sự, Sơn, Tuyến khẳng định nhận được số tiền ít hơn rất nhiều so với lời khai của Chính.

Căn cứ bằng chứng, tài liệu thu thập được cũng như lời khai của các bị can, CQĐT xác định bị can đã chiếm hưởng, sử dụng số tiền 105 tỷ đồng lãi ngoài nhận từ OceanBank như sau: Nguyễn Ngọc Sự chiếm hưởng 8 tỷ đồng và chi tiêu, sử dụng cá nhân 385 triệu đồng; Trương Văn Tuyến chiếm hưởng 3,5 tỷ đồng, chi tiêu, sử dụng cá nhân 460 triệu đồng; Phạm Thanh Sơn chiếm hưởng 1,2 tỷ đồng; còn Trần Đức Chính chiếm hưởng 10 tỷ đồng và chi tiêu, sử dụng cá nhân hơn 82 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, Nguyễn Thị Trà My, nhân viên OceanBank khai sau khi Trần Đức Chính được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc PVPower thì ông Hoàng Đình Tâm - Kế toán trưởng Vinashin (người kế nhiệm ông Chính) là người nhận tiền lãi ngoài. Từ tháng 7 - 10/2014, Trà My đã đưa tổng cộng hơn 586 triệu đồng cho ông Tâm. Tuy nhiên, ông Tâm không thừa nhận lời khai của Trà My.

Về trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan đến việc đề xuất giải ngân, quản lý, sử dụng đối với 2 khoản tiền tái cơ cấu Vinashin nói trên, CQĐT cho biết hiện Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra nhưng chưa có kết luận. Do đó, CQĐT sẽ bóc tách xử lý sau khi có kết luận và kiến nghị của TTCP.

Cũng liên quan đến hành vi nhận lãi ngoài của OceanBank, cuối tháng 1 vừa qua, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với 4 bị cáo nguyên là lãnh đạo Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Đáng chú ý, ngoài án phạt tù, HĐXX còn buộc các bị cáo phải trả lại cho Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch OceanBank hơn 10 tỷ đồng tiền lãi ngoài đã chiếm đoạt để ông Thắm trả lại OceanBank.

Theo lời khai của Trần Đức Chính, sau khi có chỉ đạo của Tổng giám đốc - Trương Văn Tuyến, Chính đã báo cáo và được cựu Chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự đồng ý đem 83 tỷ đồng chia nhau. Trong đó, Chính đưa cho Sự tổng cộng 50,5 tỷ đồng; Tuyến 15 tỷ đồng; Sơn 7,5 tỷ đồng và bản thân Chính được chia 10 tỷ đồng, số còn lại chi hội họp, tiếp khách, chúc tết, hỗ trợ công tác nước ngoài. Mặc dù thừa nhận được chia chác, song các bị can Sự, Sơn, Tuyến khẳng định nhận được số tiền ít hơn rất nhiều so với lời khai của Chính.

Cựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị truy tố vì nhận lãi của OceanbankCựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị truy tố vì nhận lãi của Oceanbank Lãi suất ngân hàng OceanBank tháng 2/2019 cao nhất là 7,6%/nămLãi suất ngân hàng OceanBank tháng 2/2019 cao nhất là 7,6%/năm PVN muốn rút gần 130 tỷ phong toả tại OceanBank để làm Nhiệt điện Thái Bình 2PVN muốn rút gần 130 tỷ phong toả tại OceanBank để làm Nhiệt điện Thái Bình 2



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Dương Lê

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.