|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Khoa học chứng minh nợ nần quá lâu tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần

09:00 | 27/01/2019
Chia sẻ
Việc duy trì tình trạng nợ nần quá lâu sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng tâm thần và sức khỏe tinh thần của một người.

Một nghiên cứu được Đại học Southampton thực hiện vào tháng 9/2013 đã phát hiện thấy những người mắc nợ quá lâu hoặc quá nhiều có nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao gấp ba lần so với những người không mắc nợ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 156 tỉ bảng nợ không có bảo đảm như thẻ tín dụng ở Anh cho thấy một gia đình trung bình nợ hơn 11.000 bảng. Mức nợ đã tăng lên trong những năm gần đây do suy thoái kinh tế và được dự đoán sẽ còn tăng thêm.

khoa hoc chung minh no nan qua lau tang nguy co mac benh tam than
Nguồn: ScienceDaily

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Southampton cùng với một nhà nghiên cứu từ Đại học Kingston đã tiến hành đánh giá có hệ thống về tất cả các nghiên cứu trước đây, xem xét mối quan hệ giữa các vấn đề sức khỏe và nợ không có bảo đảm. Họ đã tiến hành một 'phân tích tổng hợp' lần đầu tiên được thực hiện về vấn đề này để kết hợp thống kê của các nghiên cứu đã có cùng sự tham gia của gần 34.000 người tham gia khảo sát.

Kết quả, được công bố trực tuyến trên Tạp chí Tâm lí học lâm sàng, cho thấy những người mắc nợ có nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao gấp ba lần so với những người không mắc nợ. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy những người mắc nợ có nhiều khả năng bị trầm cảm, sử dụng ma túy và rối loạn tâm thần. Một số con nợ thậm chí tự tử do cảm thấy bế tắc về tài chính.

Tiến sĩ Thomas Richardson, Nhà tâm lý học lâm sàng từ Đại học Southampton, người đứng đầu nghiên cứu, nhận xét: "Nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nợ và sức khỏe tâm thần, tuy nhiên thật khó để nói nguyên nhân bắt nguồn từ giai đoạn nào. Sức khỏe tinh thần tồi tệ hơn do căng thẳng gây ra hoặc cũng có thể là những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần dễ mắc nợ vì các yếu tố khác, chẳng hạn như việc làm thất thường.

“Tương tự, đó có thể là mối quan hệ tương tác qua lại. Những người bị trầm cảm có thể đấu tranh để đối phó với tài chính và mắc nợ, sau đó khiến họ chìm sâu hơn vào trầm cảm”.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích những người mắc phải vấn đề nợ nần quá nghiêm trọng nên tìm tới những nhà cố vấn tài chính. Trong khi đó, những người cảm thấy quá căng thẳng, không thể kiểm soát hành vi chi tiêu hay bế tắc thường xuyên nên tới gặp bác sĩ tâm lí trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Đây cũng là một trong những hậu quả xấu khi một người giữ tình trạng nợ nần quá lâu. Ngoài việc khiến con nợ mất đi tự tin trong công việc, quan hệ, có thể lọt vào danh sách tín dụng xấu gây ảnh hưởng về mặt xã hội thì vấn đề sức khỏe cũng là yếu tố nên cân nhắc.

Thu Phương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.