Trung Quốc gặp khó trong xác định chính xác thiệt hại vì thiếu hệ thống theo dõi đàn heo đáng tin cậy
Ảnh: Mirrorr.
Trung Quốc, quốc gia sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, đã báo cáo khoảng 1,2 triệu con heo đã bị tiêu hủy trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch ASF.
Tuy nhiên, lượng heo dự trữ đã giảm 39% trong tháng 8 so với một năm trước, khi virus lần đầu tiên được phát hiện tại quốc gia châu Á.
Con số này tương đương với thiệt hại 167 triệu con heo, dựa trên 428 triệu con heo của Trung Quốc vào cuối năm 2018 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
"Đây là một con số lơn, và nó có thể phán ánh việc treo chuồng, nhiều hơn việc loại bỏ toàn bộ số heo tại nơi virus được phát hiện, và thấp hơn số heo chết vì nhiễm dịch", theo ông Juan Lubroth, người đứng đầu văn phòng thú y của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, có trụ trở tại Rome (Italy).
Dịch ASF có thể tàn phá đàn heo của Trung Quốc kể từ khi được phát hiện vào tháng 8/2018. Đơn vị: triệu con. Nguồn: Bloomberg.
Đàn heo của Trung Quốc đã giảm một nửa xuống 200 triệu con trong khi sản lượng thịt heo giảm chưa từng thấy 25%, tương đương 13 triệu tấn, kể từ tháng 8 năm ngoái, Rabobank cho biết hôm 27/9.
Đồ họa: PUKGY
Quốc gia châu Á đã sản xuất 704 triệu con heo, khoảng 55% tổng lượng heo của thế giới, trong năm 2017, theo USDA. Cơ quan của Mỹ cũng dự đoán sản lượng heo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm là 507 triệu con vào năm 2020.
Theo ông Jack C. Bendheim, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Teaneck - một công ty về sức khỏe động vật có trụ sở tại New Jersey (Mỹ), tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch ASF tại Trung Quốc là một cú sốc đối với thế giới.
Sự biến mất của đàn heo Trung Quốc
Thịt heo là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất tại Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hòa dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể thâm hụt 10 triệu tấn thịt heo trong năm nay, lớn hơn rất nhiều so với 8 triệu tấn thương mại toàn cầu hàng năm.
Điều này nghĩa là Trung Quốc sẽ cần tự lấp đầy khoảng trống, Phó Thủ tướng cho biết thêm.
Việc xác định tác động của dịch ASF rất quan trọng vì thịt heo là nguồn protein chính của Trung Quốc, và sự sụt giảm của nguồn cung đang kéo giá thịt heo lên mức cao kỉ lục và dẫn tới lạm phát.
Giá thịt heo có thể tăng mạnh hơn trong năm nay, khi giá thường đạt đỉnh vào quí IV, theo chuyên gia phân tích cấp cao về protein động vật của Rabobank Pan Chenjun.
Theo dữ liệu tổng hợp trên trang zhujiage, giá heo hơi trung bình tại Trung Quốc hôm nay giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2016, đạt 28,52 nhân dân tệ/kg (gần 93.000 đồng/kg).
Các quan chức tại Bắc Kinh gần đây đã kêu gọi sự cần thiết của việc tăng sản lượng thịt heo vì lo ngại giá tăng vọt sẽ làm hỏng lễ kỉ niệm 70 năm Quốc khánh của Trung Quốc, diễn ra vào ngày 1/10.
"Thịt heo là vấn đề lớn"
"Thịt heo là vấn đề lớn tại Trung quốc, không có cách nào để diễn tả tầm quan trọng của nó", ông Karim Bitar, Giám đốc điều hành của Genus, một trong những công ty về gen gia súc lớn nhất thế giới, nhận định.
Dịch ASF có thể khiến nguồn cung heo tiếp tục giảm, có thể khoảng 40%, ông Bitar nói.
Giá thịt heo bán buôn đã tăng gấp gần hai lần kể từ khi bệnh dịch bùng phát. Nguồn: Bloomberg.
Việc xác định chính xác nguồn cung thiếu hụt là không thể vì Trung Quốc thiếu hệ thống theo dõi đàn heo và sản lượng thịt heo đáng tin cậy. Một nửa đàn heo của Trung Quốc được nuôi tại hàng trăm nghìn hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, USDA cho biết trong tháng 7, và một nửa lượng thịt heo được sản xuất từ các lò mổ tư nhân.
Tuy nhiên, dữ liệu giết mổ được báo cáo thông qua các kênh chính thống chỉ ra mức độ sụt giảm của đàn heo là khá đáng kể, theo Tim Ryan, chuyên gia phân tích thịt trường của Meat & Livestock Australia.
"Dù là 25% hay 30%, đây đều là những con số lớn", ông Ryan nói. Theo ông Ryan, thương mại toàn cầu không thể đáp ứng 20% mức thiếu hụt, chứ chưa nói đến 40%.
Trong khi giá tăng vọt khuyến khích một số công ty chăn nuôi heo đầu tư mở rộng sản xuất, các trang trại khác đã chịu tổn thất khá nặng và lo ngại về việc tái đàn, ông Stephen Wilson, giám đốc tổ chức tài chính tại Hampshire, cho hay.
Sự càn quét khủng khiếp
Đối với khu vực hộ gia đình, nơi đàn heo bị càn quét một cách khủng khiếp, việc trở lại hoạt động chăn nuôi rất khó để xác định, theo Bloomberg.
Trung Quốc đang tiêu thụ nhiều hơn lượng thịt của thế giới. Nguồn: Bloomberg.
Trung Quốc có thể mất 5 năm hoặc hơn để đưa đàn heo trở lại mức trước khi dịch ASF bùng phát, bà Pan của Rabobank nhận định.
Dù vậy, sản lượng thịt heo không bao giờ có thể phục hồi hoàn toàn vì sự chuyển đổi của người tiêu dùng tại các khu đô thị của Trung Quốc sang sản phẩm thịt khác.
Trong khi đó, dịch ASF có thể sẽ tiếp tục lây lan tại Đông Nam Á.
Hôm 27/9, Đông Timor, quốc gia với 1,2 triệu dân, cũng đã báo cáo sự bùng phát của bệnh dịch. Virus ASF đã lây lan tại châu Âu, và sau đó là châu Á, kể từ khi xâm nhập vào Georgia năm 2007.