|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Khi chẳng còn 'yêu'

07:49 | 09/10/2018
Chia sẻ
“Tôi là nhà đầu tư thứ cấp. Cả chì và chài ngân hàng đều nắm giữ. Ấy vậy mà đáng ra họ phải đứng ra bảo lãnh tiến độ dự án và trả lại tiền cho tôi theo nghĩa vụ bảo lãnh, thì họ lại siết nợ tôi bằng chính tài sản tôi đang thế chấp ở ngân hàng. Nhưng 'đau' nhất chính là việc họ loan tin tôi đang nợ trên 100 tỷ đồng và việc thu giữ tài sản đảm bảo là do công ty tôi đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký”.
nha dau tu thu cap khi chang con yeu Khách mua nhà nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ giải chấp
nha dau tu thu cap khi chang con yeu Loạt ‘ông lớn’ Hải Phát, Shunshine, địa ốc MB, BĐS Thế Kỷ đang thế chấp dự án ở ngân hàng
nha dau tu thu cap khi chang con yeu

Đó là lời than của giám đốc một sàn phân phối bất động sản khi chính đơn vị này đang đi đòi quyền lợi bảo lãnh căn hộ và bị ngân hàng quay lưng.

Một mặt từ chối trách nhiệm, mặt khác ngân hàng này công bố công khai về số nợ nói trên. Một hành động mà như lời vị giám đốc nọ là “sai bản chất, cố tình đưa tin bất lợi làm bẽ mặt đối tác”.

Một lời đồn về việc huyện Hoài Đức sẽ lên quận vào năm 2020 từ cách đây 1 năm (khi chưa có quyết định, đề án được công bố) đã khiến giá đất nhiều nơi nhảy múa. Ba địa phương có khả năng trở thành đặc khu kinh tế thì giá đất tăng chóng mặt, mọi guồng quay dường như chỉ xoay quanh đất.

Sau đó, sự việc lắng xuống cũng nhanh như khi nó được khơi mào. Cùng với đó, nhiều nhà đầu tư đón sóng chính sách ôm quả đắng… Đất nền chững lại, cơn sốt qua đi nhưng mất mát về tài chính với nhiều người thì còn mãi.

Câu chuyện thế chấp quyền sử dụng đất, dự án, nhà ở và nhà ở hình thành trong tương lai tưởng không mới, pháp luật cũng không cấm nhưng hiện tại lại đang đem đến nhiều hoài nghi cho mọi người.

Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội) đã công bố danh sách 92 dự án nhà ở đang được thế chấp tại ngân hàng. Thị trường lại được một phen dậy sóng. Khách hàng hoang mang, không dám xuống tiền vì dự án bị thế chấp. Các chủ đầu tư than phải mỏi miệng thanh minh, thanh nga rằng đó là điều hết sức bình thường trong hoạt động phát triển dự án.

Thông báo được phát đi ngay trước thời điểm thị trường bất động sản chuẩn bị lấy lại sự hưng phấn sau một quý kinh doanh khá ủ ê. Nhiều chủ đầu tư chuẩn bị bung hàng, nhà đầu tư ngóng chờ nguồn cung mới…, nhưng việc công bố dự án bị thế chấp có “tác dụng” như một gáo nước lạnh.

Thị trường bất động sản Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn chưa phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, khả năng tự vệ trước các thông tin, lời đồn cũng mới chỉ ở mức sơ cấp.

Chúng ta cũng đã nói nhiều về minh bạch hóa thị trường. Nhưng với một hoạt động bình thường là thế chấp như trên lại được công bố kiểu bất thường.

Hay việc một ngân hàng nhanh tay, nhanh miệng công bố thu giữ tài sản đảm bảo và đưa thông tin bất lợi cho đối tác từng chung “mặt trận”, vô hình chung đã gieo vào suy nghĩ của nhiều người một nỗi hồ nghi lớn. Hồ nghi về năng lực các chủ đầu tư, hồ nghi về pháp lý dự án. Và trên hết, nó khiến nhiều khách hàng thiếu tỏ tường về luật bị sợ hãi một cách không đáng có.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thì trong quá trình sản xuất - kinh doanh, việc doanh nghiệp thế chấp, giải chấp tài sản để vay vốn làm ăn là hoạt động bình thường.

Thực tế thị trường cũng cho thấy, các chủ đầu tư thường vay vốn để phát triển dự án, xây dựng công trình, nhà ở, thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai... Vì thế, các chủ đầu tư thường lấy dự án, công trình đó để thế chấp ngân hàng.

Các chuyên gia cũng cho rằng, thay vì việc chỉ phát hành một văn bản công bố danh sách, cũng cần cung cấp thêm thông tin về mục đích thế chấp vay vốn của chủ đầu tư như: Để phát triển dự án, hoặc để xây dựng công trình, nhà ở trong dự án, hoặc để thực hiện bảo lãnh ngân hàng... Điều này sẽ giúp khách hàng nhận định rõ vấn đề, bớt hoang mang và có thể đưa ra quyết định mua bán một cách hợp lý.

Minh bạch hóa thị trường là nỗ lực đáng để thực hiện. Và từ những sự việc nói trên có thể thấy, minh bạch hóa không chỉ khó vì không có thông tin, mà còn bởi cả việc có thông tin mà cách công bố không hợp lý. Hay khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, khi chẳng còn yêu, người ta lại có thể dễ dàng quay mặt nói xấu nhau.

Xem thêm

Thành Nguyễn