|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

JP Morgan: Vẫn còn những cách khác để VietinBank có thể tăng vốn mà không phải chờ ngân sách

07:14 | 09/11/2019
Chia sẻ
VietinBank đang phải đối mặt với bài toán khó về tăng vốn khi phải chịu sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn từ ngân sách khi tỉ lệ sở hữu nước ngoài đã ở mức tối đa. Tuy nhiên, JP Morgan cho rằng ngân hàng vẫn có thể có những cách khác để tăng vốn.

Theo báo cáo của hãng tài chính hàng đầu Mỹ JP Morgan, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) là ngân hàng có sở hữu lớn của nhà nước là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với 11% thị phần cho vay tính đến năm 2018, dựa trên dữ liệu của Bloomberg

Danh mục đầu tư của ngân hàng tập trung vào doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 70% vào năm 2018). VietinBank cũng đang cố gắng chuyển danh mục đầu tư của mình sang bán lẻ vì phân khúc đó mang lại lợi nhuận cao hơn và quá trình thay đổi đã được tiến hành trong một vài năm trở lại đây. 

Screen Shot 2019-11-08 at 15

Là một ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của Nhà nước (chiếm 64,46%) đã cung cấp cho VietinBank quyền tham gia vào một số dự án của Chính phủ như các dự án của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). 

Ngoài Ngân hàng Nhà nước, MUFG là một cổ đông chiến lược với hai thành viên trong Hội đồng quản trị của nhà băng kể từ năm 2013. Đối tác MUFG đã cung cấp những hỗ trợ về kĩ thuật để phát triển hơn nữa trong hoạt động và quản lí ngân hàng. Hơn nữa, VietinBank cũng đã kí thỏa thuận độc quyền 18 năm (vào năm 2017) để phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Tập đoàn Aviva.

Biên lợi nhuận thấp trong khi chi phí cao khiến ROE thấp nhất trong ngành

Screen Shot 2019-11-08 at 15

VietinBank là một trong những ngân hàng có ROE thấp nhất trong ngành. JP Morgan chỉ ra hai nguyên nhân chính cho con số này là: tỉ lệ lãi thuần biên thấp với lí do việc phát triển mảng bán lẻ vẫn còn khá khiêm tốn và tỉ lệ chi phí (CIR) ở mức cao do hiệu quả hoạt động thấp.

Ngân hàng tiếp tục kì vọng có sự cải thiện dựa trên đề án tái cấu trúc ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020.

NIM của VietinBank thấp trong khi CIR lại khá cao 

Screen Shot 2019-11-08 at 15

Xử lí nợ xấu là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank trong thời gian qua. Trong năm 2018, VietinBank đã nỗ lực mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC, tuy nhiên trong quí cuối năm ngân hàng lại phải bán lại cho VAMC hơn 13.000 tỉ đồng nợ xấu.

Thông thường việc bán nợ xấu sang VAMC là nhằm mục tiêu "làm sạch" bảng cân đối kế toán và trái phiếu này sẽ được trích lập dự phòng mỗi năm 20%, kéo dài trong 5 năm hoặc 10% trong vòng 10 năm nếu được phê duyệt bởi NHNN. 

Trong nhóm các ngân hàng khảo sát của JP Morgan (Vietcombank, VietinBank, MBBank, Techcombank, ACB, VPBank) thì VietinBank là ngân hàng còn nhiều trái phiếu VAMC nhất, số dư ròng vào cuối năm 2018 là 11.197 tỉ đồng.

Số dư trái phiếu VAMC ròng quá các năm

Screen Shot 2019-11-08 at 16

Vẫn còn những cách khác để VietinBank có thể tăng vốn?

VietinBank là một trong những ngân hàng đang trong quá trình tiến tới áp dụng Basel II vào đầu năm 2020. Và tỉ lệ sở hữu hơn 64% của NHNN hàm ý rằng ngân hàng có thể cần vốn từ Chính phủ để tăng hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). 

Quá trình tăng vốn chậm chạp được thể hiện trong mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 10% của ngân hàng trong năm nay sau con số tăng trưởng tín dụng 9% vào năm ngoái. Và hiện tại đề xuất tăng vốn từ ngân sách vẫn chưa được phê duyệt.

Theo lộ trình thoái vốn thì NHNN sẽ giảm tỉ lệ sở hữu tại VietinBank xuống dưới 51% từ năm 2021 trở đi. 

Hệ số CAR của VietinBank ở mức thấp so với các ngân hàng khác

Screen Shot 2019-11-08 at 16

JP Morgan nhận định trong trường hợp thời gian thoái vốn hoặc giới hạn sở hữu nước ngoài bị thay đổi, VietinBank cũng có những cách hạn chế để tăng vốn. Ví như, có thể giải phóng vốn thông qua việc thoái vốn một số khoản đầu tư hoặc công ty con.

Danh sách các khoản đầu tư ở công ty con, công ty liên kết của VietinBank

Screen Shot 2019-11-09 at 07


Diệp Bình