Iraq khó tham gia thỏa thuận cắt giảm dầu của OPEC
Máy bơm dầu ở Williston, Bắc Dakota, Mỹ ngày 6/9. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Thông tin này càng làm gia tăng khả năng Iraq khó có thể tham gia bất kỳ thỏa thuận “đóng băng” sản lượng nào của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Sự bồi thường, theo quy định trong hợp đồng, bao gồm những ảnh hưởng tài chính liên quan tới sự thiệt hại nguồn thu xuất khẩu dầu (rất cần thiết) nếu nước này cắt giảm sản lượng dầu theo lời kêu gọi của OPEC.
Iraq trả mức phí cố định bằng đồng USD cho các doanh nghiệp khai thác đối với mỗi thùng dầu sản xuất ở khu vực miền Nam nước này (có trữ lượng dầu lớn nhất nước), theo các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật mà các công ty dầu mỏ quốc tế và Công ty Dầu mỏ Miền Nam (SOC) thuộc sở hữu của Chính phủ Iraq đã nhất trí.
Trong khi đó, theo ông Falah al-Amri, Tổng Giám đốc công ty tiếp thị dầu mỏ SOMO của Iraq, nước này đã đạt sản lượng 4,77 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2016 và sẽ không giảm xuống dưới mức 4,7 triệu thùng/ngày vì bất kỳ lý do nào.
Tuần qua Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho rằng để cân bằng thị trường dầu mỏ thế giới, OPEC nên cắt giảm sản lượng xuống 32,5 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong khung hạn ngạch mà các thành viên OPEC đã thống nhất tại cuộc họp không chính thức ở Algeria cuối tháng Chín vừa qua. Ông al-Falih cho biết ông lạc quan về khả năng OPEC sẽ "hiện thực hóa" thỏa thuận sơ bộ về vấn đề "đóng băng" sản lượng do các nước thành viên khối này đạt được tại cuộc họp ngày 28/9 ở Algeria.
Trong khi đó, phát biểu sau cuộc họp không chính thức với một số quốc gia sản xuất dầu mỏ tại thủ đô Doha của Qatar ngày 18/11, Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, lạc quan cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ đạt được sự đồng thuận trong việc cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận đạt được hồi tháng Chín vừa qua.
Đến nay, 14 quốc gia thành viên OPEC vẫn đang bất đồng về các chi tiết trong thỏa thuận lịch sử đạt được tại Algeria hồi tháng Chín.
Iran đã từ chối tham gia cho đến khi khôi phục lại thị phần đã mất, trong khi Iraq đề nghị sự “miễn trừ,” với lý do cần gia tăng thu nhập, để có tài chính chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Tuy vậy, khi được hỏi về khả năng Iraq có tham gia thỏa thuận "đóng băng" sản lượng hay không, ông Novak vẫn tỏ ra khá lạc quan.
Bên cạnh đó, ông Novak còn cho biết Nga sẵn sàng giới hạn sản lượng ở mức nhất định, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” dự kiến tăng thêm 1,1-1,2 triệu thùng/ngày trong năm tới.
Theo ông Novak, sự hợp tác giữa Nga và OPEC trong việc ổn định sản xuất có thể là biện pháp hữu hiệu để tái cân bằng thị trường dầu mỏ. Ngày 17/11, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho rằng để cân bằng thị trường dầu mỏ thế giới, OPEC nên cắt giảm sản lượng xuống 32,5 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong khung hạn ngạch mà các thành viên OPEC đã thống nhất tại cuộc họp không chính thức ở Algeria cuối tháng Chín vừa qua.
Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Al-Arabiya TV của Saudi Arabia, ông Falih cho biết ông lạc quan về khả năng OPEC sẽ "hiện thực hóa" thỏa thuận sơ bộ về vấn đề "đóng băng" sản lượng.