IMF: Trung Quốc cần thúc đẩy tiêu dùng nội địa
Bình luận trên cho thấy sự thay đổi so với thông điệp mà IMF gửi đến Bắc Kinh trước đại dịch COVID-19, để thay đổi mô hình kinh tế khỏi bị chi phối mạnh mẽ bởi xuất khẩu và các dự án lớn của chính phủ.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến thương mại quốc tế “đóng cửa” và đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc khủng hoảng thời bình tồi tệ nhất trong một thập niên qua. IMF từ lâu đã cảnh báo rằng chương trình xuất khẩu lớn và thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc đang gây ra sự mất cân bằng trong nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, ông Gaspar cho rằng “tăng cường mạng lưới an toàn xã hội ở Trung Quốc và cải cách hệ thống thuế là những cơ hội quan trọng để đạt được sự phát triển”.
Bắc Kinh đã cung cấp hỗ trợ chính phủ mạnh mẽ trong suốt đại dịch và đang trên đà “trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong năm 2021” với tỷ lệ tăng trưởng theo dự báo của IMF là 8,4% trong năm nay.
Trước đó trong tuần vừa qua, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cũng đưa ra thông điệp tương tự đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, gọi sự tăng trưởng mạnh mẽ của nước này là “hơi mất cân bằng”.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ để trở lại mức trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, tuy nhiên Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết nền kinh tế này “ phụ thuộc rất nhiều vào hỗ trợ công – đầu tư công, và tiêu dùng cá nhân đã không phục hồi nhanh như dự kiến.
Bà Kristalina Georgieva cho rằng để đạt được “sự phục hồi lâu dài”, Trung Quốc nên “làm theo hướng hỗ trợ phục hồi đến từ khu vực tư nhân".