|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ICO: Giá cà phê thế giới phục hồi trong tháng 10 nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình trong 10 năm

17:30 | 12/11/2018
Chia sẻ
Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, giá cà phê thế giới đảo chiều xu hướng giảm trong 4 tháng với chi số tổng hợp ICO trung bình hàng tháng tăng 13,3% so với tháng 9 lên 111,21 US cent/pound trong tháng 10. 

Giá cà phê đã tăng nhưng vẫn dưới mức trung bình trong giai đoạn tháng 1/2008 - tháng 9/2018, đạt 138,56 US cent/pound. Trái ngược với tháng 9, giá tổng hợp hàng ngày duy trì trên 100 US cent/pound trong suốt tháng 10, dao động trong khoảng 101,04 - 116,93 US cent/pound.

Giá của các nhóm cà phê tăng mạnh trong tháng 10 so với với tháng trước đó. Mức tăng lớn nhất được ghi nhận ở giá cà phê trung bình của nhóm cà phê tự nhiên Brazil, tăng 15,7% lên 115,59 US cent/pound. Theo sau là đợt tăng 13,3% lên 137,34 US cent/pound của nhóm cà phê Arabica từ các quốc gia khác. Nhóm cà phê Arabica Colombia tăng 12% lên 140,83 US cent/pound.

Với sự gia tăng lớn trong giá tổng hợp trung bình hàng tháng của nhóm cà phê Arabica từ các quốc gia khác so với nhóm cà phê Arabica Colombia, chênh lệnh giữa hai mức giá giảm 23,5% xuống 3,49 US cent/pound.

Còn giá cà phê Robusta tăng 8,62 US cent/pound trong tháng 10 lên trung bình 85,32 US cent/pound.

Theo ICO, sự tăng giá của đồng real Brazil đóng góp cho sự đi lên của giá nhóm cà phê Arbica Brazil, trong khi nguồn cung thắt chặt từ đầu mùa niên vụ mới tại nhiều quốc gia sản xuất đã ảnh hưởng tới những chỉ số khác.

Chênh lệch trung bình trong tháng 10, được tính dựa trên giá hợp đồng cà phê giao dịch trên hai sàn New York và London, tăng 22,3% lên 42,57 US cent/pound, đảo chiều giảm của 3 tháng trước, và thấp hơn so với mức trung bình trong 5 năm trước ở 59,87 US cent/pound.

Ngoài ra, biến động trong ngày của giá tổng hợp ICO tăng 1,8 điểm phần trăm lên 7,2% vì biến động trong ngày của tất cả nhóm chỉ số tăng.


Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.