|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

HOSE nhận hồ sơ niêm yết gần 1,17 tỷ cổ phiếu Techcombank

19:28 | 18/04/2018
Chia sẻ
Techcombank đăng ký niêm yết 1.165.530.720 cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ trên 11.655 tỷ đồng.
hose nhan ho so niem yet gan 117 ty co phieu techcombank Soi khối tài sản khổng lồ hơn 33.800 tỷ đồng của lãnh đạo tại Techcombank
hose nhan ho so niem yet gan 117 ty co phieu techcombank Ngày 24/4, Techcombank bắt đầu bán 64,4 triệu cổ phiếu quỹ đợt 2
hose nhan ho so niem yet gan 117 ty co phieu techcombank Sắp có thương vụ IPO lịch sử, ông Hồ Hùng Anh chọn ở lại với Techcombank, thôi chức Phó Chủ tịch Masan

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) vào ngày 17/4.

Cụ thể, Tehcombank đăng ký niêm yết 1.165.530.720 cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ trên 11.655 tỷ đồng.

Tổ chức tư vấn cho Techcombank niêm yết là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC).

hose nhan ho so niem yet gan 117 ty co phieu techcombank

Ngày 24/4 tới đây, Techcombank bắt đầu đợt bán cổ phiếu quỹ thứ 2 với trên 64,4 triệu cổ phiếu (chiếm 5,85% tổng số cổ phiếu đang lưu hành). Mục đích bán nhằm cơ cấu lại nguồn vốn, bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Thời gian dự kiến từ 24/4 đến 25/5/2018.

Trước đó, Reuters Bloomberg đưa tin Techcombank dự kiến niêm yết trên HOSE vào ngày 4/6. Techcombank muốn chào bán cổ phiếu với giá 120.000 - 128.000 đồng/cp, tương đương giá trị 864 triệu đến 922 triệu USD.

Sau niêm yết, kỳ vọng mức vốn hóa đạt 6,5 tỷ USD. Quỹ đầu tư Singapore GIC, GIS.UL, Fidelity Management and Research và Dragon Capital nằm trong số các quỹ đầu tư tiềm năng trở thành cổ đông của Techcombank trong đợt IPO trước khi Ngân hàng lên sàn.

Tháng 3/2018, Warburg Pincus đã đồng ý đầu tư hơn 370 triệu USD vào Techcombank, thương vụ lớn nhất của quỹ ngoại này tại Đông Nam Á từ trước đến nay.

Thảo Nguyên

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.