Hà Nội 18 °C | 11:14PM, 08/01/2025
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Tajikistan

06:00 | 13/02/2020
Chia sẻ
Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Tajikistan được kí kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của nhà đầu tư một nước trên lãnh thổ của nước còn lại.
Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Tajikistan - Ảnh 1.

Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Tajikistan. (Ảnh minh họa. Nguồn: freepik)

Thông tin cơ bản về Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Tajikistan

Thời gian kí kết: 19/1/1999.

Nơi kí kết: Hà Nội.

Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Tajikistan được kí kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của nhà đầu tư một nước trên lãnh thổ của nước còn lại.  

Việt Nam và Tajikistan quan tâm tới quan hệ hữu nghị, hợp tác tồn tại giữa hai nước và hai dân tộc. Việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư theo Hiệp đinh này sẽ thúc đẩy sáng kiến kinh doanh và tăng cường sự thịnh vượng của hai nước.

Khuyến khích và bảo hộ đầu tư

1. Mỗi Bên kí kết sẽ khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư của Bên kí kết kia đầu tư trên lãnh thổ của mình, đồng thời sẽ tiếp nhận khoản vốn đó phù hợp với luật và qui định của mình. 

2. Những đầu tư của nhà đầu tư của mỗi Bên kí kết sẽ được đối xử thỏa đáng, công bằng, được bảo hộ đầy đủ và an toàn trên lãnh thổ của Bên kí kết kia trong suốt thời gian đầu tư. 

Đối xử tối huệ quốc theo Hiệp định

1. Mỗi Bên kí kết sẽ đối xử công bằng, thỏa đáng đối với đầu tư của các nhà đầu tư Bên kí kết kia và không làm thiệt hại bởi những biện pháp vô lí, phân biệt đối xử đối với việc vận hành, quản lí, duy trì, sử dụng, thừa hưởng hay định đoạt những đầu tư của họ. 

2. Mỗi Bên kí kết sẽ dành cho các đầu tư đó đối xử, trong bất kì trường hợp nào đều không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho đầu tư của nhà đầu tư bất kì quốc gia thứ ba nào. 

3. Nếu một Bên kí kết dành những ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư của bất kì quốc gia thứ ba nào trên cơ sở Hiệp định thành lập liên minh thuế quan, liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ hoặc những tổ chức tương tự, hay trên cơ sở của những Hiệp định hướng tới việc thành lập các liên minh này, thì Bên kí kết đó không bắt buộc phải dành cho nhà đầu tư của Bên kí kết kia những ưu đãi như vậy.

Bồi thường thiệt hại theo Hiệp định

Nhà đầu tư của một Bên kí kết có đầu tư bị tổn thất do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, tình trạng khẩn cấp quốc gia, khởi nghĩa, nổi loạn hoặc bạo động trên lãnh thổ của Bên kí kết kia thì sẽ được Bên kí kết kia xem xét bồi thường như khôi phục, đền bù, bồi thường hoặc bằng cách giải quyết khác. 

Sự đối xử trên sẽ không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên kí kết đó dành cho nhà đầu tư nước mình, hoặc nhà đầu tư của bất kì quốc gia thứ ba nào, tuỳ thuộc sự đối xử nào là thuận lợi hơn đối với nhà đầu tư bị thiệt hại. 

Giải quyết các tranh chấp giữa nhà đầu tư và một Bên kí kết 

Bất kì tranh chấp nào giữa một Bên kí kết với nhà đầu tư của Bên kí kết kia liên quan tới đầu tư trên lãnh thổ Bên kí kết này sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. 

Nếu vụ tranh chấp không thể giải quyết trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản về giải quyết bằng thương lượng hòa giải, thì theo yêu cầu của nhà đầu tư liên quan, vụ tranh chấp sẽ được đưa ra: 

- Trình tự thủ tục pháp lí được qui định bởi Bên kí kết là một Bên tranh chấp.

- Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp về đầu tư (ICSID) để giải quyết bằng hòa giải hoặc trọng tài, theo Công ước về giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa Quốc gia và Công dân của Quốc gia khác được kí tại Washington ngày 18/3/1965, trong trường hợp hai Bên kí kết là thành viên của Công ước này.

Chi tiết về Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Tajikistan (bản Tiếng Việt)

Phùng Nguyệt

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.