|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hé lộ thù lao của ban lãnh đạo Vingroup

09:45 | 15/05/2021
Chia sẻ
Năm vừa qua, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup nhận thù lao 12,4 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với mức tối đa mà đại hội cổ đông đã thông qua.

Năm 2020, các thành viên trong Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) nhận tổng thù lao 12,4 tỷ đồng, tương đương 0,27% lợi nhuận sau thuế hợp nhất cả năm. Thù lao của Ban kiểm soát là 2,1 tỷ đồng, tương ứng 0,05% lãi sau thuế.

HĐQT của Vingroup hiện có 9 người gồm Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, 5 Phó Chủ tịch và ba ủy viên. Như vậy trung bình mỗi người nhận gần 1,38 tỷ đồng/năm hay khoảng 114 triệu đồng/tháng. (Vingroup không nêu cụ thể thù lao của từng người. Thực tế ở một số doanh nghiệp như Tập đoàn FLC hay Xây dựng FLC Faros, các vị trí Chủ tịch, Phó Chủ tịch, và Ủy viên HĐQT đều có cùng một mức thù lao ngang nhau).

Hé lộ thù lao của ban lãnh đạo Vingroup - Ảnh 1.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. (Ảnh: Bloomberg).

Ban Kiểm soát Vingroup có ba người, tức là mỗi người nhận bình quân 700 triệu đồng/năm hay 58 triệu đồng/tháng.

Mức thù lao 0,27% và 0,05% lợi nhuận nói trên thấp hơn nhiều so với con số tối đa đã được thông qua. Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 đã phê duyệt phương án thù lao cho HĐQT tối đa là 0,4% và cho BKS là 0,1% lợi nhuận sau thuế.

Năm 2019, Đại hội cổ đông cũng thông qua mức thù lao tối đa 0,4% và 0,1% lãi sau thuế cho HĐQT và BKS. Mức chi trả thực tế cho năm này chỉ là 0,25% và 0,05%.

Sang năm 2021, Ban lãnh đạo Vingroup tiếp tục đề xuất đại hội đồng ý với mức thù lao tối đa 0,4% và 0,1% lợi nhuận như các năm trước. Năm nay Vingroup đặt mục tiêu lãi sau thuế khoảng 4.500 tỷ đồng. Nếu tập đoàn hoàn thành 100% mục tiêu kinh doanh và trích thù lao theo tỷ lệ tối đa, HĐQT sẽ được nhận 18 tỷ đồng và BKS nhận 4,5 tỷ đồng.

Ban Giám đốc Vingroup năm 2020 có 5 người gồm Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Quang và 4 Phó Tổng Giám đốc là bà Mai Hương Nội, ông Phạm Văn Khương, bà Dương Thị Hoàn và bà Nguyễn Thị Dịu (miễn nhiệm từ ngày 29/3/2021 để tập trung điều hành công ty con là One Mount Group).

Tổng thù lao cho Ban Giám đốc trong năm qua là xấp xỉ 37,9 tỷ đồng, tương đương với trung bình gần 7,58 tỷ đồng/người/năm hay khoảng 630 triệu đồng/người/tháng. Năm 2019, thù lao cho Ban Giám đốc Vingroup là 27,72 tỷ đồng.

Mức thu nhập nói trên nhìn chung khá nhỏ so với khối tài sản của các lãnh đạo tại tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chẳng hạn, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng đang có tài sản ròng khoảng 8,6 tỷ USD (tương đương 200.000 tỷ đồng), theo thống kê của Forbes. Các Phó Chủ tịch HĐQT Phạm Thúy Hằng và Phạm Thu Hương cũng nắm giữ số cổ phiếu VIC trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quyền

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.