|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hậu Vinashin, Tôn Vikor kinh doanh bết bát

21:11 | 06/01/2018
Chia sẻ
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa thông báo bán cổ phần tại Tôn Vikor – tiền thân là công ty Tôn Vinashin thuộc tập đoàn Vinashin. Đáng chú ý, bức tranh kinh doanh của Tôn Vikor đang không mấy sảng sủa, khi lỗ lũy kế đến thời điểm cuối quý I/2017 là gần 25 tỷ đồng.

Tôn Vikor tiền thân là công ty Tôn Vinashin thuộc tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC). Công ty cũng thực hiện cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 2/2015 với vốn điều lệ 80 tỷ đồng và hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất tôn mạ màu, tôn mạ kẽm.

Theo tìm hiểu, DATC ra thông báo sẽ bán đấu giá 4.080.000 cổ phần của Tôn Vikor với giá khởi điểm là 6.200 đồng/cổ phần vào ngày 1/2/2018 tại sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

hau vinashin ton vikor kinh doanh bet bat
Bức tranh kinh doanh của công ty cổ phần Tôn Vikor đang không mấy sáng sủa.

Theo Nghị quyết số 54/NQ-HĐTV ngày 08/11/2017 của Hội đồng thành viên DATC về việc phê duyệt Phương án thoái vốn và bán nợ phải thu của DATC tại Tôn Vikor.

Đáng chú ý, đi kèm với thông tin đấu giá là những thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này. Theo như BCTC được công bố đến nhà đầu tư, doanh nghiệp này kinh doanh rất ảm đạm, các năm gần đây đều thua lỗ. Cụ thể, BCTC đã được kiểm toán 2015 từ 26/2- 31/12/2015, Tôn Vikor lỗ gần 18,5 tỷ đồng.

Đến 2016, doanh nghiệp này lỗ tiếp 2,3 tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2017 lỗ thêm 4 tỷ đồng. Kết quả này nâng tổng số lỗ lũy kế của Tôn Vikor đến thời điểm cuối quý I/2017 là gần 25 tỷ đồng và làm cho vốn chủ sở hữu chỉ còn là 55 tỷ đồng.

Chưa hết, BCTC đến hết tháng 3/2017 thấy rõ, tổng nợ phải trả của công ty Tôn Vikor là 99,3 tỷ đồng, tăng 9,7% so với thời điểm đầu năm và chiếm tới 64% tổng tài sản.

Trong tổng nợ phải trả, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tổng vay và nợ thuê tài chính 76,5 tỷ đồng (trong đó, ngắn hạn là 23,1 tỷ đồng, dài hạn là 54,7 tỷ đồng), không đổi so với thời điểm đầu năm.

Cụ thể, Tôn Vikor có khoản nợ ngắn hạn với các cá nhân là 23,1 tỷ đồng.

đồng. Còn về các khoản nợ dài hạn, doanh nghiệp này đang nợ DATC 14,7 tỷ đồng và nợ SBIC 40 tỷ đồng. Mặc dù trong BCTC quý I/2017, khoản nợ 54,7 tỷ đồng được ghi nhận là nợ dài hạn, nhưng trong bản công bố thông tin thì đây là các khoản nợ đã đến hạn thanh toán.

Như vậy, nếu các khoản nợ dài hạn nêu trên đã đến hạn phải trả thì sẽ được ghi nhận là nợ ngắn hạn và làm cho tổng vay nợ ngắn hạn của Tôn Vikor lên đến 76,5 tỷ đồng.

Nhìn vào tình hình kinh doanh không mấy khả quan và áp lực từ các khoản nợ ngắn hạn, dường như tính hấp dẫn của thương vụ đấu giá này sẽ giảm đi phần nhiều.

Vikor “đuối” một cách khó hiểu

Sau khi Bộ Công Thương áp dụng mức thuế chống bán phá giá 19 - 38% đối với tôn mạ nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và các nước khác trong 5 năm có hiệu lực kể từ ngày 14/4/2017 thì tôn mạ cũng được áp thuế tự vệ. Việc áp thuế cao với tôn mạ và thuế tự vệ với lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ trở thành rào cản với sản phẩm tôn thép nhập khẩu, giảm sức ép cạnh tranh cho sản phẩm trong nước, hạn chế sự "náo loạn" hàng nhập khẩu giá rẻ vào thị trường Việt Nam, nhất là từ Trung Quốc với chất lượng khó kiểm định.

Đây cũng là biện pháp giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp tôn thép trong nước trước những biến động của thị trường thế giới. Như vậy, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể giảm nỗi lo về những cú sốc giá, ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thép trong nước như câu chuyện hồi đầu năm 2016. Trong năm 2017 vừa qua, đã có nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng do chiếm lĩnh thị phần vì hưởng lợi trước quyết định này. Vậy là Vikor lại "đuối" trước những lợi thế như vậy thì đúng là một điều khó hiểu.

Minh Minh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.