|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hậu trường thương vụ Sơn Hà thâu tóm Toàn Mỹ

20:49 | 20/10/2017
Chia sẻ
"Thỏa thuận ngầm" dùng thương hiệu Sơn Hà là lý do chính khiến hai công ty sáp nhập.

Những vấn đề xoay quanh thương vụ sáp nhập giữa Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (mã CK: SHI) và thương hiệu đồ gia dụng Toàn Mỹ đã trở thành tâm điểm chính trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường được tổ chức sáng nay (20/10).

Trước hàng loạt câu hỏi từ phía các cổ đông xoay quanh phương án sáp nhập, ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quốc tế Sơn Hà lần đầu chia sẻ hậu trường dẫn tới quyết định này. Chuyện sử dụng thương hiệu Sơn Hà giữa hai công ty anh em là Quốc tế Sơn Hà và Sơn Hà Sài Gòn - công ty do ông Lê Hoàng Hà, em ruột Chủ tịch Lê Vĩnh Sơn điều hành cũng được ông đề cập.

hau truong thuong vu son ha thau tom toan my

Quốc tế Sơn Hà và Sơn Hà Sài Gòn đã có thỏa thuận ngầm về việc sử dụng thương hiệu Sơn Hà.

Theo ông Sơn, một trong những yếu tố quan trọng Quốc tế Sơn Hà nhận được khi thâu tóm Toàn Mỹ là "danh phận" để công ty tấn công thị trường miền Nam.

Lý giải điều này, ông Sơn cho biết Quốc tế Sơn Hà và Sơn Hà Sài Gòn đã có thỏa thuận ngầm về việc sử dụng thương hiệu Sơn Hà cho các sản phẩm của 2 công ty. Theo đó Quốc tế Sơn Hà (do ông Lê Vĩnh Sơn làm Chủ tịch) sẽ sử dụng thương hiệu Sơn Hà cho các sản phẩm được tiêu thụ từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc, còn từ Quảng Nam trở vào phía Nam sẽ do Sơn Hà Sài Gòn (do ông Lê Hoàng Hà làm Chủ tịch) đảm trách.

Quyết định này ban đầu được đưa ra do cả hai đều bán các sản phẩm dưới thương hiệu Sơn Hà. Hơn nữa, sáp nhập sẽ giúp tách bạch hoạt động dựa theo thị trường, dù cả 2 công ty vẫn có mối liên quan lẫn nhau về mặt sở hữu.

Là anh em nhưng theo ông Sơn, ông và người em trai Lê Hoàng Hà thiếu sự thống nhất trong quan điểm quản lý. Do đó, việc sáp nhập có thể sẽ giúp giải quyết những bất đồng trên.

"Mối quan hệ giữa hai anh em trong gia đình vẫn rất tốt, nhưng hệ tư tưởng trong quản lý kinh doanh khác nhau, mỗi người đều có cái tôi riêng. Điều này khiến các quyết định của Sơn Hà dù to hay nhỏ đều rất khó đi đến sự thống nhất", ông Sơn lý giải. Đầu năm 2017, Quốc tế Sơn Hà cũng quyết định thoái toàn bộ 30% đang nắm giữ tại Sơn Hà Sài Gòn.

Việc tách bạch giữa 2 công ty dù sẽ giúp mỗi đơn vị đi theo định hướng riêng của người đứng đầu, nhưng lại dẫn tới một hệ quả là Quốc tế Sơn Hà sẽ không thể bán sản phẩm tại khu vực phía Nam bằng thương hiệu Sơn Hà do trùng lặp với Sơn Hà Sài Gòn. Do đó, việc thâu tóm Toàn Mỹ sẽ là giải pháp toàn diện của vấn đề này và là bàn đạp để Quốc tế Sơn Hà có thể cạnh tranh với chính thương hiệu này tại thị trường phía Nam.

Theo đề án sáp nhập, doanh thu thị trường phía Nam của Toàn Mỹ hiện đang chiếm 79% tổng doanh thu. Dự kiến sau sáp nhập đơn vị này sẽ đóng góp 300 tỷ đồng vào tổng doanh thu và 32 tỷ đồng vào lợi nhuận của Sơn Hà.

Bên cạnh đó, theo ông Sơn, Toàn Mỹ cũng có thể trở thành động lực tăng trưởng cho Quốc tế Sơn Hà tại khu vực miền Bắc. "Thương hiệu này vốn được định vị ở phân khúc cao cấp, theo đó Sơn Hà sẽ định vị ở phân khúc thấp hơn để có thể bao quát toàn thị trường", ông Sơn cho biết.

Trước câu hỏi của các cổ đông về tỷ lệ hoán đổi 1:2 (1 cổ phiếu của Toàn Mỹ đổi lấy 2 cổ phiếu của Quốc tế Sơn Hà) liệu có tương xứng, ông Sơn cho rằng những lợi ích của thương vụ này không chỉ đong đếm dựa trên số liệu tài chính. Toàn Mỹ là thương hiệu có lịch sử gần 25 năm và là đối thủ của Sơn Hà tại cả 3 thị trường, việc thâu tóm được thương hiệu này không chỉ giúp Sơn Hà có sản phẩm định vị tại phân khúc cao cấp mà còn bớt đi đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, Toàn Mỹ hiện vận hành 3 nhà máy nhưng chưa khai thác hết công suất, đây sẽ là khoản đầu tư tiềm năng trong bối cảnh các nhà máy của Sơn Hà "quá tải".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Sơn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.