|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hạn chế tăng giá dịch vụ ở các địa phương trong quý I

17:44 | 06/03/2018
Chia sẻ
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý giá sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 theo chỉ đạo của Chính phủ. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...
han che tang gia dich vu o cac dia phuong trong quy i Tăng giá dịch vụ, tăng danh mục kỹ thuật, thông tuyến và trục lợi dẫn đến bội chi BHYT

Văn bản của Bộ Tài chính chỉ rõ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân hai tháng đầu năm 2018 đã tăng 2,9%. Để thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát, với chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2018 khoảng 4,0%, Bộ Tài chính đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đề ra đã được nêu tại các Công điện và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

han che tang gia dich vu o cac dia phuong trong quy i

Ảnh minh hoạ

Lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị các Sở Tài chính và các sở, ban ngành chức năng thực hiện các biện pháp đồng bộ. Đó là, cơ quan chức năng ở địa phương phải tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn thị trường, giá cả nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân nhất là trong thời gian các tháng tiếp theo (đặc biệt là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm...) để kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính đề nghị, trong quý I/2018 không tăng giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý (dịch vụ khám bệnh chữa bệnh, giáo dục, dịch vụ vệ sinh môi trường, trông giữ xe, tham quan du lịch, lưu trú buồng phòng, thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ, trung tâm thương mại...).

Ngoài ra, việc điều hành giá các mặt hàng thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân đân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bám sát các chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và các bộ, ngành chức năng; cần tăng cường quản lý, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá; thực hiện quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết (nhất là dịch vụ vận tải, ăn uống, tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô).

Cơ quan chức năng tại địa phương cần phối hợp tăng cường kiểm tra các quy định về đảm bảo an toàn giao thông, chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải tổ chức tốt công tác vận tải để phục vụ đủ nhu cầu đi lại cho người dân trong dịp lễ hội đầu năm; yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải công bố và niêm yết công khai mức giá cước theo đúng quy định hiện hành; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác quản lý, điều hành, hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 7 ngày Tết (từ ngày 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến ngày mùng 5 Tết Mậu Tuất) do chủ động nguồn cung và triển khai biện pháp bình ổn giá, cùng với việc nhiều siêu thị, chợ dân sinh sớm hoạt động trở lại nên giá cả không biến động nhiều.

Sở dĩ giá cả dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất không biến động lớn là do các cơ quan quản lý chủ động vào cuộc ngay từ thời điểm cuối năm 2017. Về phía các địa phương cũng đã chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Tuy nhiên, các nguy cơ tiềm ẩn lạm phát còn lớn, do đó, việc kiểm soát lạm phát là một trong 7 nhiệm vụ điều hành trọng tâm trong năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu ra trong bài viết đầu năm mới Mậu Tuất năm 2018.

“Thách thức kiểm soát lạm phát năm 2018 là rất lớn trong bối cảnh xu hướng tăng lãi suất, giá dầu thô và các hàng hóa cơ bản trên thế giới và thực hiện lộ trình thị trường với giá dịch vụ giáo dục, y tế... và cũng phải trung hòa một lượng ngoại tệ lớn đang rót vào nền kinh tế trong điều kiện không gian chính sách hạn hẹp, tâm lý kỳ vọng lạm phát còn lớn. Thực hiện lộ trình giá theo thị trường một số loại dịch vụ, nhưng không có nghĩa là không quản lý giá mà phải thực hiện nghiêm quy định pháp luật về giá, chống độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, hay thao túng nâng giá” Thủ tướng chỉ rõ.

Huy Thắng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.