|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội: Truy thu, phạt hơn 3.300 tỷ đồng sau thanh kiểm tra thuế

22:37 | 09/10/2018
Chia sẻ
Trong 9 tháng, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã hoàn thành 12.711 cuộc thanh, kiểm tra và đã xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 3.342 tỷ, tăng 56% so cùng kỳ năm ngoái.
ha noi truy thu phat hon 3300 ty dong sau thanh kiem tra thue Truy thu thuế hàng ngàn chủ tài khoản Facebook, có người 9 tỉ
ha noi truy thu phat hon 3300 ty dong sau thanh kiem tra thue Truy thu thuế một cá nhân ở Quảng Nam có thu nhập gần 17 tỷ đồng từ Google
ha noi truy thu phat hon 3300 ty dong sau thanh kiem tra thue
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Trong 9 tháng, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã hoàn thành 12.711 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 68,5% kế hoạch.

Theo báo cáo của Cục Thuế thành phố Hà Nội, sau thanh kiểm tra, cơ quan chức năng đã xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 3.342 tỷ, tăng 56% so cùng kỳ năm ngoái.

Cũng về chống thất thu ngân sách, theo báo cáo, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã phối hợp với Bảo hiểm Xã hội và Liên đoàn Lao động thành phố kiểm tra về đóng bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn với 2.372 doanh nghiệp, tổ chức.

Quá trình kiểm tra đã phát hiện 1.144 đơn vị có dấu hiệu vi phạm trích bảo hiểm xã hội, 1.316 đơn vị có dấu hiệu vi phạm về kinh phí công đoàn. Kết quả đã được chuyển tới Bảo hiểm Xã hội và Liên đoàn Lao động thành phố để xử lý theo quy định.

Với 3 tháng cuối năm, kế hoạch của ngành thuế là tập trung thanh, kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro lớn, khả năng khai thác tăng thu cao và theo các chuyên đề. Một số chủ đề được nêu lên như bất động sản, dự án chuyển nhượng vốn, thương mại điện tử, các đơn vị lỗ liên tục, ưu đãi miễn giảm thuế, hóa đơn bất hợp pháp,…

Cơ quan thuế cũng dự định nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí rủi ro chuyên sâu theo từng ngành nghề, lĩnh vực, chuyên đề để triển khai mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra.

Xem thêm

Xuân Dũng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.