|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội: Trên 2.400 cơ sở thực phẩm bị xử phạt

20:28 | 12/10/2019
Chia sẻ
Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, 9 tháng năm 2019, ngành Y tế đã tiến hành thanh kiểm tra 50.576 cơ sở, phạt tiền 2.405 cơ sở với số tiền phạt gần 6,76 tỷ đồng.

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, kết quả 9 tháng năm 2019, ngành Y tế đã tiến hành thanh kiểm tra, giám sát 50.576 lượt cơ sở, phạt tiền 2.405 cơ sở với số tiền phạt gần 6,76 tỷ đồng.

Hà Nội: Trên 2.400 cơ sở thực phẩm bị xử phạt - Ảnh 1.

9 tháng năm 2019, ngành Y tế đã tiến hành thanh kiểm tra 50.576 cơ sở, phạt tiền 2405 cơ sở với số tiền phạt gần 6,76 tỷ đồng.

Để quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn TP, theo ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thời gian qua cơ quan này đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Đến nay, 100% các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có đủ lực lượng để thành lập từ 1-2 đoàn thanh tra tiến hành thanh tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, UBND cấp quận, huyện, xã, phường đã thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn.

Kết quả, đến ngày 10/9, cấp huyện đã tổ chức thanh tra 288 cơ sở, xử phạt 93 cơ sở, số tiền phạt trên 309 triệu đồng; cấp xã tổ chức kiểm tra 639 cơ sở, xử phạt 173 cơ sở, số tiền phạt trên 342 triệu đồng.

Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận, hiện còn khó khăn trong triển khai công tác này. Cụ thể, đa phần các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai thí điểm thanh tra lần đầu.

Thêm vào đó, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra mới được tập huấn thời gian ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thanh tra còn hạn chế, qui trình thanh tra chặt chẽ, phức tạp nên gặp khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là tuyến xã còn dè dặt trong giai đoạn đầu triển khai.

Ngoài ra, số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc… gây khó khăn cho việc thanh tra. Tâm lí “làng xóm, họ hàng” làm hạn chế kết quả xử lí vi phạm hành chính.

Trên phạm vi cả nước, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, trong 9 tỉnh, thành phố, Hà Nội triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm một cách bài bản và nghiêm túc. Trong khi nhiều địa phương khác còn lúng túng khi triển khai. Tuy nhiên, các đoàn thanh tra cấp cơ sở hiện mới chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực y tế.

Để công tác thanh tra đạt hiệu quả theo ông Long các địa phương cần tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách toàn diện hơn. Đặc biệt, cái gốc của vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm chính là sản phẩm nông nghiệp.

"Một vấn đề nóng trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn hiện nay chính là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, trong thời gian tới, TP. Hà Nội nên đặt ra nhiệm vụ cho công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cụ thể, về lĩnh vực y tế kiểm tra bao nhiêu cơ sở, lĩnh vực công thương và nông nghiệp kiểm tra bao nhiêu cơ sở", ông Long nêu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

D.Ngân

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.