|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Hà Nội lên danh sách gần 1.700 dự án thu hồi đất

20:59 | 03/12/2018
Chia sẻ
UBND Thành phố sẽ đề nghị thông qua danh mục 296 công trình, dự án với diện tích hơn 507ha đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2019.
ha noi len danh sach gan 1700 du an thu hoi dat Hà Nội sẽ thu hồi 5.000ha đất và chuyển mục đích 1.400ha đất trồng lúa, rừng năm 2018 làm dự án
ha noi len danh sach gan 1700 du an thu hoi dat Hà Nội thu hồi hơn 2.000 m2 đất giao công ty An Quý Hưng xây khu nhà ở Thượng Thanh
ha noi len danh sach gan 1700 du an thu hoi dat
UBND TP Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND TP thông qua danh mục 1.690 dự án thu hồi đất năm 2019 với diện tích là hơn 5.685ha.

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP phê duyệt danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2019; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2019.

Theo đó, UBND TP đề nghị HĐND TP thông qua danh mục 1.690 dự án thu hồi đất năm 2019 với diện tích là hơn 5.685ha (trong đó số dự án thu hồi đất năm 2018 chuyển tiếp sang danh mục thu đất năm 2009 là 941 dự án, với diện tích là hơn 3.417ha gồm 759 dự án vốn ngân sách với hơn 2.009 ha và 182 dự án vốn ngoài ngân sách với diện tích hơn 1.318ha).

Ngoài ra, UBND TP cũng đề nghị thông qua danh mục 296 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2019, với diện tích hơn 507ha.

Theo UBND TP, trong năm thực hiện, Sở TN&MT rà soát, đánh giá tiến độ triển khai và sắp xếp thứ tự ưu tiên theo tính cấp thiết của từng dự án. Trường hợp điều chỉnh, Sở TN&MT tổng hợp báo Thành phố, trình HĐND TP xem xét vào giữa năm.

Trường hợp phát sinh yêu cầu sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án quan trọng, cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà chưa có trong danh mục được HĐND thông qua thì Sở TN&MT tổng hợp báo cáo Thành phố, trình thường trực HĐND thống nhất trước khi quyết định thu hồi đất và báo cáo tại kỳ họp gần nhất.

Tờ trình này sẽ được HĐND TP Hà Nội đưa ra thảo luận và thông qua vào kỳ họp thứ 7 khóa XV diễn ra từ 4-6/12 tới đây.

Trước đó năm 2018, HĐND TP thông qua 1.872 công trình, dự án thu hồi đất, với diện tích là hơn 6.203ha. 581 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, với diện tích là 952.83ha.

Về kết quả thực hiện, tính từ đầu năm đến ngày 1/10/2018, số dự án thu hồi đất UBND TP đã giao đất, cho thuê đất, UBND các quận, huyện đã ban hành quyết định thu hồi đất hoặc Sở TN&MT đã xác định ranh giới GPMB là 1.174 dự án, diện tích thu hồi là hơn 3.546ha (đạt 62% kế hoạch, ước thực hiện đến 31/12/2018 đạt 70%).

Số dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 346 dự án, diện tích chuyển mục đích là 576,88ha (đạt 59,5% kế hoạch, ước thực hiện đến 31/12/2018 đạt 65%).

UBND TP Hà Nội đánh giá kết quả thực hiện chưa hoàn thành theo danh mục các công trình, dự án thu hồi đất. Nguyên nhân chủ quan do một số quy định về đầu tư, xây dựng đất đai, môi trường còn chồng chéo, chuyển tiếp qua nhiều luật, nghị định nên công tác chuẩn bị đầu tư thường kéo dài hơn dự kiến, dẫn đến một số dự án chậm hoàn thiện được các thủ tục để được thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Một số dự án vướng mắc trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng do chưa có sự đồng thuận, ủng hộ cao của người bị thu hồi đất.

Về nguyên nhân khách quan công tác đăng ký một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của các chủ đầu tư và một số UBND quận, huyện, thị xã, nhất là các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất chưa sát với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội cũng như khả năng thực hiện.

UBND các quận, huyện, thị xã lập, phê duyệt dự án đấu giá quyền sử dụng đất không đảm bảo khả thi thực hiện.

Nhiều chủ đầu tư triển khai cầm chừng, chờ đón nhu cầu của thị trường bất động sản, chưa quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư còn chậm làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất.

Xem thêm

Ninh Phan

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.