|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường khó giảm sâu, VN-Index cân bằng tại vùng 950 - 960 điểm

13:59 | 26/03/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua ba tháng đầu năm giao dịch tích cực với việc VN-Index tăng từ 880,9 điểm ngày 4/1 lên 1.011,86 điểm ngày 18/3, tương đương tỉ lệ gần 15%. Tuy nhiên, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 11/10/2018, thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh, VN-Index giảm hơn 20 điểm trong phiên 21/3.

Để làm rõ thêm nguyên nhân điều chỉnh và tình hình hiện tại của thị trường, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với một số chuyên gia trên thị trường chứng khoán.

Lực mua khối ngoại yếu dần, tâm lý nhà đầu tư và tác động từ thị trường chứng khoán thế giới là nguyên nhân của đợt điều chỉnh

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Kinh doanh CTCP Chứng khoán VNDirect nhận định: "VN-Index 1.000 điểm là một mức định giá fair (hợp lý – PV) của thị trường Việt Nam. Thị trường đã bắt đầu đuối sức vì những áp lực rủi ro. 

Đầu tiên là từ vĩ mô, chúng ta chứng kiến hai thứ liên quan đến lạm phát đã được cho phép tăng rất mạnh trong thời gian vừa qua là giá xăng và giá điện.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc lãi suất hiện tại cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến GDP. Ví dụ như giá điện Tổng Cục thống kê đưa ra là làm suy giảm GDP quanh 0,2%. Lúc này, sau khi những áp lực vĩ mô từ bên ngoài qua đi, những áp lực vĩ mô từ bên trong hiện lên tạo ra một mức rủi ro lên thị trường. Bên cạnh đó, một loạt thông tin "nóng"  trở lại vào tháng 4 cũng gây nên những e ngại nhất định đối với dòng tiền lớn.

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường khó giảm sâu, VN-Index cân bằng tại vùng 950 - 960 điểm - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Minh Tuấn

Điểm tích cực của thị trường hiện tại chính là dòng vốn ngoại đến từ những thị trường đặc trưng. Nếu bóc tách sẽ thấy hai lực mua chính từ Hàn Quốc và Thái Lan, trong khi Thái Lan thông qua chứng chỉ DR (chứng chỉ lưu ký – PV), tập trung mua ETF; về dòng vốn Hàn Quốc, ví dụ SK mua vào 1 tỉ USD của Vingroup.

Lực mua khối ngoại trên thị trường, một phần đến từ những gương mặt cũ như Dragon Capital khi tổ chức này hoàn thành thoái vốn tại IDC Becamex và Viglacera. Theo thông tin riêng, quỹ này đang tái giải ngân tập trung lại vào những mã như Petrolimex, BWE, Thủ Dầu Một…  Đó là những ngành phòng thủ. Có thể thấy khẩu vị thị trường khúc này tương đối áp lực và "cửa lên không còn sáng" vì đã trải qua thời gian tương đối dài với mặt bằng cổ phiếu tăng từ 25 - 30%".

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNSC): "Tôi cho rằng giai đoạn này thị trường chủ yếu bị ảnh hưởng bởi một số thông tin trên thế giới.

Từ đầu năm đến giờ, thế giới và Việt Nam đều tăng nhiều và chưa xuất hiện đợt điều chỉnh lớn nào. Hiện nay xuất hiện một số thông tin đánh giá chưa được lạc quan lắm, đó là lý do thị trường thế giới điều chỉnh.

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường khó giảm sâu, VN-Index cân bằng tại vùng 950 - 960 điểm - Ảnh 2.

Ông Đỗ Bảo Ngọc

Khi thế giới điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư Việt Nam, do đó tôi cho rằng có lý do để thị tường Việt Nam điều chỉnh. Nhịp điều chỉnh này vẫn nằm trong xu hướng tăng của thị trường. 

Hiện nay, sau vài phiên điều chỉnh, VN-Index đang giảm về vùng hỗ trợ khá mạnh. Tôi cho rằng điều này đến từ yếu tố thị trường nhiều hơn là biến động về vĩ mô. Nếu là biến động vĩ mô thì không thể nào gây biến động trong thời gian ngắn như vậy. Kinh tế thế giới được đánh giá là chưa có sự rủi ro lớn lắm. Chính vì vậy những thông tin ngắn hạn ảnh hưởng đến tâm lý và giao dịch là chính".

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm vĩ mô - thị trường CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -BSC: "Về vĩ mô, tôi cho rằng không phải là vấn đề. Cuối tháng 3 này sẽ công bố các chỉ tiêu vĩ mô, và bổ sung thêm chỉ tiêu GDP so với các tháng trước. GDP trước đó công bố là 6,5%, không đạt chỉ tiêu ban đầu là 6,8%.

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường khó giảm sâu, VN-Index cân bằng tại vùng 950 - 960 điểm - Ảnh 3.

Ông Bùi Nguyên Khoa

Tuy nhiên, nếu so với số quá khứ vào năm 2016 – 2017, GDP chỉ đạt khoảng 5,5 - 5,7%. GDP năm 2018 tăng vọt lên 7% chủ yếu do Samsung hoạt động full công suất và Fomosa hoạt động lớn hơn đã đóng góp vào GDP rất nhiều. 

Bây giờ, GDP quay lại mức bình thường. Với tỉ lệ 6,5%, so với khu vực thì tôi cho rằng mình vẫn đang rất tốt vì trong khu vực đang điều chỉnh giảm GDP rất nhiều. 

Nhìn chúng, xu hướng thế giới đang xấu. Còn nếu GDP như Việt Nam trong nền kinh tế như vậy, thì không có gì tiêu cực từ yếu tố vĩ mô. Chúng ta có thể thấy nền kinh tế ổn định, tỉ giá ổn định, dòng vốn ngoại vẫn vào.

Việc thị trường giảm mạnh gần đây chủ yếu do yếu tố thị trường. Trở lại từ đầu năm 2019, đặc biệt giao đoạn sau tết đến nay, dòng tiền ngoại mua ròng đang kể. Theo số liệu thống kê cuối tuần trước, VNM và FTSE ETF đã mua vào 1.800 tỉ đồng, chưa kể E1VFVN30… Dòng tiền như vậy làm cho chỉ số bật lên rất nhanh bởi các ETF mua tập trung vào các cổ phiếu lớn. 

Do đó, ảnh hưởng đến chỉ số rất nhiều. Mở rộng ra, với diễn biến thị trường, cổ phiếu lớn như VIC, VHM, VRE, VNM và nhóm ngân hàng là những mã góp điểm khá lớn cho quý I/2019, đẩy VN-Index lên 1.010 điểm.

Hai tuần trở lại đây, các quỹ ETF chững lại, không còn mua ròng rã như trước nữa, một phiên mua đến một phiên dừng rồi có những phiên bán.

Nhìn chung dòng tiền vẫn vào nhưng không còn lớn nữa. Thêm vào đó, việc tâm lý nhà đầu tư đang nhìn vào mốc VN-Index 1.000 - 1.010 rất nhiều, khi không vượt được ngưỡng này, nhà đầu tư quay sang bán. Đó là lý do thị trường giảm".

Khó điều chỉnh sâu, thị trường cân bằng tại vùng VN-Index 950 – 960 điểm

Ông Huỳnh Minh Tuấn: "Hiện tại, thị trường khó điều chỉnh sâu vì khối ngoại mua ETF và các quỹ ETF cũng giải ngân vào lại VN30, do đó điều chỉnh không sâu. 

VN-Index quanh 950 điểm sẽ là vùng hỗ trợ tốt cho thị trường lần này. Nhưng để tái tạo một sóng mạnh như từ tháng 2 kéo qua tháng 3 thì tôi cho rằng không có. Sau khi chạm vùng hỗ trợ đó, thị trường tiến vào một trạng thái phân hoá, tức là theo từng câu chuyện riêng. Nhóm Bluechips không phải là "đầu tàu" của sự phân hoá này".

Ông Đỗ Bảo Ngọc: "Tôi nghĩ hiện nay VN-Index đang chạm vào vùng hỗ trợ mạnh của thị trường là vùng 960 điểm (+/- 5 điểm), tương ứng vùng MA200. Bản chất thị trường giai đoạn này điều chỉnh chỉ số, bởi lúc thị trường lên bằng các mã trụ. 

 Như vậy, các trụ lên thì chỉ số lên nhiều tuy nhiên khi các trụ điều chỉnh thì thị trường theo đó cũng điều chỉnh nhiều hơn. Tôi cho rằng mặt bằng chung của thị trường nhiều cổ phiếu cũng chưa lên giá thì cũng không có điều chỉnh lớn. Chúng ta nhìn vào chỉ số cảm thấy điều chỉnh nhiều".

Ông Bùi Nguyên Khoa: "Diễn biến thị trường khá tiêu cực, nhưng về cơ bản tôi cho rằng vùng 950-960 có thể cân bằng do vĩ mô và doanh nghiệp không có vấn đề gì, duy chỉ có vấn đề dòng tiền. 

Về lý thuyết, thị trường có thể giảm hơn một chút, nhưng hồi lại 950 – 960 điểm sẽ là vùng cân bằng của năm nay. 

Thời gian tới, thị trường vẫn có những kì vọng. Đơn cử việc FTSE review lại trạng thái của Việt Nam trong watchlist (danh mục lưu ý) về thị trường mới nổi sẽ công bố vào cuối tháng này, chúng ta kì vọng thị trường Việt Nam được nhận xét tốt, nếu vẫn ở trong danh mục và cải thiện các tiêu chí thì có khả năng Việt Nam đưa vào danh mục. Do đó, tôi nghĩ rằng thị trường không bị giảm nhiều".

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường khó giảm sâu, VN-Index cân bằng tại vùng 950 - 960 điểm - Ảnh 4.

Diễn biến chỉ số VN-Index kể từ đầu năm 2019. Nguồn: VNDirect

Dòng tiền thông minh (26/3): Tự doanh và khối ngoại tiếp tục ‘gom’ hơn 250 tỉ đồng, dòng tiền lớn nhập cuộc?Dòng tiền thông minh (26/3): Tự doanh và khối ngoại tiếp tục ‘gom’ hơn 250 tỉ đồng, dòng tiền lớn nhập cuộc? Dòng tiền thông minh (25/3): Tự doanh và khối ngoại mua ròng gần hơn 1.170 tỉ đồng tuần qua, ‘nín thở’ chờ kết quả nâng hạng từ FTSEDòng tiền thông minh (25/3): Tự doanh và khối ngoại mua ròng gần hơn 1.170 tỉ đồng tuần qua, ‘nín thở’ chờ kết quả nâng hạng từ FTSE Dòng tiền thông minh (24/3): Khối ngoại và tự doanh CTCK Dòng tiền thông minh (24/3): Khối ngoại và tự doanh CTCK 'gom' hơn 750 tỉ đồng trong phiên khởi sắc cuối tuần


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phan Quân

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.