Giới sản xuất sữa thực vật gặp khó ngay từ việc gọi tên sản phẩm, nhưng khoa học và lịch sử đứng về phía họ
Sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo và sữa dừa. Đối với một số nông dân chăn nuôi bò sữa, những sản phẩm như thế với sữa động vật giống như chuột nhắt so với bò mộng.
Họ muốn các chính phủ phê ra sắc lệnh rằng từ "sữa" nên được dành riêng cho sữa từ động vật có vú, lập luận rằng các sản phẩm từ thực vật được gọi là sữa có khả năng gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Đảng Dân tộc ở Australia đã tham gia phong trào, với một kiến nghị thúc giục chính phủ liên bang cấm các sản phẩm thay thế từ thực vật và các sản phẩm thay thế khác tự gọi là sữa.
Nếu đây là vấn đề định nghĩa sinh học nghiêm ngặt, có thể nông dân và đảng Dân tộc ở Australia có quan điểm đúng đắn, nhưng cả khoa học và lịch sử đều chống lại họ.
Định nghĩa khoa học
Sinh học định nghĩa sữa là chất lỏng màu trắng từ tuyến vú của động vật có vú để nuôi dưỡng con non của chúng. Khả năng này (cho con bú) xác định và phân biệt động vật có vú với các động vật khác.
Với địa vị của chúng ta là động vật có vú, đương nhiên sữa cũng mang ý nghĩa văn hóa quan trọng.
Nhưng sinh học không phải là ngành khoa học duy nhất có định nghĩa về sữa. Thực vật học định nghĩa sữa là một loại nước ép hoặc nhựa cây, thường có màu trắng, tồn tại trong một số loại thực vật.
Ít nhất từ 1.000 năm trước, người dân ở nhiều nước đã gọi chất lỏng có nguồn gốc từ thực vật là sữa.
Chẳng hạn, người Moors đã đưa sữa hạnh nhân vào châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 8 và cả thế giới Kitô giáo và Hồi giáo ưa chuộng nó như một sự thay thế khi điều răn tôn giáo cấm dùng các sản phẩm động vật. Sữa đậu nành đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 14.
Ở khắp châu Á và các khu vực khác trên thế giới, nơi con người có tỷ lệ không dung nạp đường sữa cao hơn, sữa thực vật là thứ phổ biến chứ không phải là sản phẩm ngoại lệ.
Không ai có thể nghĩ thực phẩm Thái Lan và nhiều món ăn khác trong khu vực sẽ thế nào nếu không có thành phần thiết yếu của nước cốt dừa.
Tiêu chuẩn nhãn hiệu
Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, Ủy ban Codex Alimentarius, định nghĩa sữa là chất tiết sữa động vật bình thường của động vật vắt sữa thu được từ một hoặc nhiều lần vắt sữa mà không cần thêm vào hoặc chiết xuất từ nó, để tiêu thụ dưới dạng sữa lỏng hoặc để chế biến thêm.
Chuẩn Codex là một tiêu chuẩn tham chiếu tự nguyện và các nước không có nghĩa vụ phải áp dụng các hướng dẫn của nó, mặc dù các quy định ghi nhãn sữa ở Australia tuân thủ chặt chẽ nó.
Bộ luật tiêu chuẩn thực phẩm ở Australia và New Zealand mặc định "sữa" là từ đề cập đến sữa bò. Mọi sản phẩm sữa khác phải được mô tả cụ thể về nguồn gốc của nó, ví dụ như sữa cừu cừu, sữa dê hay sữa hạnh nhân.
Một trong những lập luận của những người muốn qui định nghiêm ngặt hơn nữa là khách hàng có thể lầm tưởng rằng các sản phẩm thay thế có cùng hàm lượng protein như sữa bò.
Bộ quy tắc tiêu chuẩn thực phẩm của Australia và New Zealand qui định sữa thông thường phải chứa ít nhất 3,0% protein và 3,2% chất béo. Sữa tách béo phải chứa ít nhất 3,0% protein và không quá 0,15% chất béo.
Một số đồ uống từ thực vật chứa ít protein hơn sữa nhưng phải ghi rõ trên nhãn của họ rằng sản phẩm không phù hợp để thay thế sữa hoàn toàn cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Tuy nhiên, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát tất cả sản phẩm thực phẩm có thể bị khiếu nại vì lừa đảo hoặc gây hiểu lầm, chưa bao giờ xác định đây là một vấn đề đáng quan tâm.
Một lập luận khác là việc sử dụng từ sữa và các thuật ngữ liên quan đến sữa khác nên được hạn chế theo cách tương tự như các lệnh cấm đối với các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng thuật ngữ giống như chỉ dẫn địa lí.
Có lẽ "champagne" là ví dụ nổi tiếng nhất. Vốn dĩ nó là chỉ dẫn địa lí dành cho rượu sâm banh. Các nhà sản xuất rượu vang sủi bọt trên khắp thế giới từng dùng từ "champange" nhưng Liên minh châu Âu (thông qua các thỏa thuận thương mại) đã thành công trong việc biến nó thành kí hiệu dành riêng cho các nhà sản xuất rượu vang thuộc vùng Champagne ở Pháp.
Liên minh châu Âu đã vận động chính phủ Australia thực thi qui định về chỉ dẫn địa lí cho số lượng lớn các sản phẩm sữa, cấm các nhà sản xuất sử dụng hơn 50 tên phô mai bao gồm feta và gruyere.
Mặc dù vậy, ngay cả một số tổ chức nông dân chăn nuôi bò sữa ở Australi, dù phản đối việc gọi sữa thực vật là "sữa", lại không muốn mất quyền gọi sản phẩm của họ theo tên của các nhà sản xuất châu Âu.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/