Mỹ và Trung Quốc đều thiệt, nhưng giới làm hàng giả đang đắc lợi nhờ chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại tác động tới người tiêu dùng nhiều nhất vì họ là những người đang phải trả cho những khoản thuế bổ sung cho các sản phẩm. Thay vì phải trả giá cao, những người tiêu dùng đang tìm các sản phẩm rẻ hơn. Phải chăng doanh số hàng giả sẽ tăng lên trong chiến tranh thương mại?
Động cơ thôi thúc người tiêu dùng tìm sản phẩm rẻ hơn
Mặc dù đã tổ chức các cuộc đàm phán để tránh leo thanh tranh chấp thương mại, Tổng tống Mỹ đã công bố mức thuế mới đối với vài tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã đáp trả với việc đánh thuế lên các hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Trong một bài báo trên tờ 247wallst.com, Paul Ausick - một nhà báo kì cựu ở Phố Wall - đã nhận định rằng thực trạng này có thể thúc đẩy thị trường hàng giả.
Nhà báo giải thích rằng người tiêu dùng thật sự là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cuộc chiến tranh thương mại vì các nhà sản xuất và các đại lý sẽ tăng tiền thuế vào giá của các sản phẩm họ đang bán. Do vậy, người tiêu dùng phải chịu các chi phí cao hơn.
Ảnh minh họa: pivot.com
Theo ý kiến của Ausick, sự gia tăng chi phí này có thể là cơ hội cho thị trường hàng nhái vì người tiêu dùng sẽ đẩy mạnh việc tìm các sản phẩm tương tự nhưng với giá thấp hơn.
The Recycler đã hé lộ cách tạo lập dễ dàng các cửa hàng trên nền tảng của các "đại gia" bán hàng trực tuyến như Amazon, Etsy, eBay, Instagram để người bán trở thành các nhà cung cấp hợp pháp và tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng.
Người tiêu dùng thường xuyên không biết họ đang mua các sản phầm chất lượng thấp từ những người bán lại sản phẩm.
Thương mại điện tử trở thành công cụ của giới làm hàng giả
Bài báo của Paul Ausick ước tính năm 2013, giá trị thương mại toàn cầu của hàng giả nhập khẩu và hàng lậu lên tới gần 500 tỉ USD (447 tỷ Euro), theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Quốc gia nào sản xuất 63,2% số hàng giả đó? Trung Quốc. Hong Kong, đặc khu hành chính của Trung Quốc, chiếm 21,3% tổng số hàng giả trong năm đó, xếp vị trí thứ hai toàn cầu.
Những con số OECD đưa ra, dù rất lớn như vậy, chưa bao gồm vi phạm bản quyền trực tuyến, mà chủ yếu là vi phạm thương hiệu và bản quyền.
"Hàng triệu đôi giày thực sự được tạo ra bởi Nike hay ai đó đã sản xuất hàng núi giày nhái để bán với giá chỉ bằng một nửa với lợi nhuận gấp đôi? Những rủi ro liên quan tới hàng giả sẽ tăng khi các kỹ thuật sản xuất mới, bao gồm in 3D, khiến việc phân biệt hàng giả trở nên khó khăn hơn", Paul Ausick nói.
Một bài viết trên trang web The Counterfeit Report tuyên bố 60.000 container hàng hóa nhập vào Mỹ mỗi ngày đã không còn là phương tiện vận chuyển chính cho hàng giả Trung Quốc.
Amazon, eBay, Alibaba và Walmart hiện tại đang là những nền tảng hoàn hảo để tuồn vào thị trường tiêu dùng với các thư gửi trực tiếp tới người tiêu dùng về nguồn cung cấp vô tận của các sản phẩm giả, hàng nhái và hàng sao chép của Trung Quốc, và các tập đoàn ấy không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
The Counterfeit Report cảnh báo rằng những tranh cãi trong chiến tranh thương mại về thuế quan có thể dựng lên các rào cản thương mại, bảo hộ công nghiệp và lấy cắp sở hữu trí tuệ, tạo công ăn việc làm và khắc phục rào cản thương mại không mong muốn, nhưng ngành công nghiệp làm hàng giả trị giá 1,3 nghìn tỉ USD (1,16 nghìn tỉ euro) sẽ phát triển mạnh.