|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch khối ngoại (28/2): Mỹ – Triều không đạt được thỏa thuận, khối ngoại bán ròng gần 350 tỉ đồng trên HOSE

15:45 | 28/02/2019
Chia sẻ
Thị trường diễn biến kém tích cực, khối ngoại bán ròng mạnh trên HOSE, mua ròng trên HNX và UPCoM.
Giao dịch khối ngoại (28/2): Mỹ – Triều không đạt được thỏa thuận, khối ngoại bán ròng gần 350 tỉ đồng trên HOSE - Ảnh 1.

Khối ngoại bán ròng gần 350 tỉ đồng trên HOSE trong phiên giao dịch hôm nay. Ảnh minh họa

Kết phiên, VN-Index giảm 24,80 điểm (2,25%) xuống 965,47 điểm; HNX-Index giảm 1,64% xuống còn 105,86 điểm, UPCoM-Index giảm 0,92% xuống 55,09 điểm. Cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt giảm sâu trong phiên giao dịch chiều nay như VIC, VHM, VNM, SAB.

Toàn thị trường ghi nhận 393 mã giảm giá, 213 mã tăng giá và 148 mã đứng giá tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 303,8 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 6.415 tỉ đồng. Giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 27,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 886 tỉ đồng.

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 348 tỉ đồng với khối lượng gần 9,7 triệu đơn vị. Những cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong phiên hôm nay GTN (92,2 tỉ đồng), VIC (91,2 tỉ đồng), VJC (68,3 tỉ đồng). Một số cổ phiếu khác cũng bị bán ròng như VHM, VNM, VRE…

Ngược lại, khối ngoại mua ròng MSN và SSI với giá trị lần lượt là 27 tỉ đồng và 24,2 tỉ đồng. Một số cổ phiếu khác cũng được mua ròng là CTG, BWE, VCI, GAS…

Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 15 tỉ đồng với khối lượng 707.040 đơn vị. Trong đó, PVS được mua ròng nhiều nhất với giá trị hơn 29,2 tỉ đồng, theo sau là BVS với giá trị 290 triệu đồng, Diễn biến trái chiều, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh VGC với giá trị hơn 11 tỉ đồng, theo sau là SHS với giá trị 1,1 tỉ đồng.

Giao dịch trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 7,8 tỉ đồng, tương đương khối lượng 77.542 đơn vị. Trong đó, ACV và NTC được mua ròng nhiều nhất với giá trị 7,6 tỉ đồng và 841 triệu đồng. Ngược lại, VEA bị bán ròng hơn 1 tỉ đồng.

Phan Quân

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.