|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Giám đốc người Nhật quyết rút khỏi doanh nghiệp Việt

08:08 | 05/12/2019
Chia sẻ
Ông Kakazu Shogo bắt đầu thoái vốn vào tháng 10/2019, sau 5 năm điều hành doanh nghiệp này. Doanh nhân người Nhật đăng ký bán toàn bộ 1,9 triệu cổ phiếu, tương ứng 23,75% vốn nhưng chỉ giao dịch thành công 36.000 cổ phiếu.

Ông Kakazu Shogo ngay lập tức cho biết sẽ thoái phần vốn còn lại, nhưng mới đây chỉ bán thêm được 1,5 triệu cổ phiếu bằng phương thoả thuận và thu gần 11 tỷ đồng. Doanh nhân này vẫn sở hữu 4,75% vốn của STT sau giao dịch.

Động thái rút vốn xảy ra không lâu sau khi doanh nghiệp này tổ chức đại hội cổ đông thường niên nhưng không thể thông qua hàng loạt tờ trình báo cáo kiểm toán, kế hoạch kinh doanh, sửa đổi điều lệ, chào bán cổ phiếu để tăng vốn...

Ông Kakazu Shogo và nhóm cộng sự người Nhật tham gia vào ban lãnh đạo STT từ cuối năm 2014. Từ đó đến nay, ông liên tiếp phải đối trọng với các thành viên HĐQT và cổ đông lớn người Việt. Ông bị Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Hồng khởi kiện về việc ngăn cản ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ. Trong một vụ kiện khác với tư cách bị đơn, ông bị yêu cầu cùng nhóm cộng sự bồi thường hơn 42 tỷ đồng vì thanh lý tài sản trái luật.

Giám đốc người Nhật quyết rút khỏi doanh nghiệp Việt - Ảnh 1.

Ông Kakazu Shogo. Ảnh: STT.

Ở chiều ngược lại, sau khi tiếp quản doanh nghiệp này, ông Kakazu Shogo cho đánh giá lại quá trình công tác của cán bộ và khởi kiện nguyên tổng giám đốc giai đoạn trước 2014 để đòi bồi thường gần 3 tỷ đồng cho công ty.

Trong các báo cáo hoạt động kinh doanh gần đây, ban lãnh đạo người Nhật cho rằng công ty đang đối mặt với những tổn thất do hậu quả của hệ thống điều hành cũ và hành vi phá hoại, cản trở vì lợi ích nhóm. Năm ngoái, công ty triệu tập 35 cuộc họp và lấy ý kiến thành viên HĐQT nhưng chưa đến một nửa trong số đó thành công.

Do không tìm được tiếng nói chung trong nội bộ, dự thảo về các hoạt động quan trọng của công ty đều không được thông qua. Ban lãnh đạo hiện tại cho biết chỉ cố gắng cầm cự, duy trì hoạt động chứ không thể mở rộng quy mô kinh doanh.

"Ngoài việc tiếp tục thanh lý xe quá niên hạn, hãng đang thu hút thêm số lượng xe thuê ngoài để phục vụ mảng taxi và dịch vụ cho thuê xe. Công ty cũng trích hoa hồng cho bất cứ nhân viên nào mang về học viên mới cho trung tâm đào tạo lái xe", Ông Kakazu Shogo viết trong báo cáo thường niên 2018.

chart (2)

Từ năm 2012 đến nay, công ty liên tiếp thua lỗ. Sau khi bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM huỷ niêm yết đối từ đầu tháng 7/2018 do kinh doanh bết bát, STT chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCoM. Đến tháng 4 năm nay, cổ phiếu này nhận quyết định hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần) do âm vốn chủ sở hữu.

Công ty cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist tiền thân là đội xe vận chuyển du lịch của Công ty Du lịch TP HCM, được tiếp quản từ giữa năm 1976. Doanh nghiệp này cổ phần hoá vào năm 2004 và chính thức niêm yết trên sàn vào năm 2011. Hoạt động kinh doanh được phân thành 4 mảng chính, bao gồm dịch vụ vận chuyển, tổ chức du lịch lữ hành, dịch vụ bảo vệ và các loại hình khác (đào tạo lái xe, xuất khẩu lao động, bất động sản...)

Phương Đông

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.