|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu tuần tới: Thị trường toàn cầu lung lay khi nhu cầu dầu từ Trung Quốc giảm mạnh do virus corona

21:37 | 02/02/2020
Chia sẻ
Thị trường dầu thô ghi nhận một tháng tồi tệ nhất trong hơn một năm khi giá dầu Brent và WTI đều giảm mạnh. Nhu cầu dầu cũng như nhiên nhiên liệu máy bay và diesel bị đe dọa khi Trung Quốc - một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới bị tác động bởi sự bùng phát virus corona.
Giá xăng dầu tuần tới: Thị trường toàn cầu lung lay khi nhu cầu dầu từ Trung Quốc giảm mạnh do virus corona - Ảnh 1.

Nguồn: Reuters

Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay 03/02

Giá dầu Brent giảm 14% trong tháng 1, đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11/2018. Giá dầu WTI cũng giảm gần 16%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2019, theo Investing.com.

Nỗ lực của OPEC và các đồng minh để thực hiện một cuộc họp nhằm thúc đẩy thị trường hầu như không mang lại hiệu quả. 

Chỉ trong 4 tuần, sự bùng phát của virus corona đã khiến giá dầu xỏa bỏ toàn bộ mức tăng có được trước đó nhờ những động thái của OPEC trong một năm qua. 

Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (31/1), giá dầu Brent giảm 1,2%, xuống 56,52 USD/thùng, trước đó đạt 56,16 USD/thùng, mức thấp nhất trong 4 tháng.

Giá dầu WTI giảm 1,1%, xuống 51,56 USD/thùng, trước đó đạt mức thấp 6 tháng 51,11 USD/thùng.

Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo virus corona là một trường hợp khẩn cấp toàn cầu, nhưng sự lây lan tại các quốc gia khác vẫn tương đối nhẹ hơn so với Trung Quốc, nơi đại dịch đang trở nên tồi tệ hơn, cả về các ca nhiễm bệnh và tử vong. 

Đối với thị trường dầu mỏ, thương vong về con người, việc cách li các thành phố và sản xuất trì trệ ở hầu hết ngành công nghiệp chính ở Trung Quốc phản ánh nhu cầu ngày càng sụt giảm của quốc gia tiêu dùng hàng hóa lớn nhất thế giới.

Sanford C. Bernstein & Co. cho biết giá dầu có thể giảm xuống khoảng 50 USD/thùng nếu không có sự can thiệp của OPEC. Công ty hạ dự báo nhu cầu xăng dầu khoảng 50.000 thùng/ngày và giảm ước tính mức tiêu thụ diesel 40.000 thùng/ngày

Ngân hàng Morgan Stanley cho biết nếu tình hình virus tiếp tục leo thang trong 3 - 4 tháng, tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc năm 2020 có thể giảm khoảng 75.000 thùng/ngày. 

Nếu dịch bệnh bùng phát đỉnh điểm trong một đến hai tháng, tăng trưởng nhu cầu quí đầu tiên sẽ giảm xuống 150.000 thùng/ngày từ 310.000 thùng/ngày.

Việc hủy các chuyến bay có thể gây ra tổn thất 400.000 - 700.000 thùng/ngày đối với nhu cầu nhiên liệu máy bay trong quí đầu tiên, trong khi sự sụt giảm về nhu cầu diesel có thể dẫn đến việc giảm nhà máy lọc dầu.

S&P cho biết trong trường hợp xấu nhất nhu cầu dầu toàn cầu có thể giảm tới 2,6 triệu thùng/ngày vào tháng 2 và 2 triệu thùng/ngày vào tháng 3. Đối với nhiên liệu máy bay, nhu cầu ước tính giảm 1 triệu thùng/ngày vào tháng tới.

S&P cũng đưa tin rằng OPEC và các đồng minh có thể tổ chức một cuộc họp cấp đại biểu trong khoảng thời gian từ thứ Ba (4/2) đến thứ Tư (5/2) để hành động ngay lập tức. Cuộc họp có khả năng sẽ bàn tới vấn đề phối hợp giảm sản xuất sâu hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng virus corona. 

Giá dầu giảm vào thứ Sáu (31/1) bất chấp tờ fax của Nga đưa tin Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak đã đồng ý với kế hoạch của Arab Saudi và những thành viên khác trong OPEC+ để tổ chức cuộc họp dự kiến vào tháng tới vào tháng 3.

Bloomberg cho biết Moscow dường như không có thiện chí trong việc tiến hành cuộc họp vì như vậy có nghĩa sẽ giảm sản lượng sâu hơn - điều mà các nhà sản xuất dầu ở Nga không mong muốn.

Dữ liệu cho thấy hoạt động của nhà máy Trung Quốc chững lại trong tháng 1, làm tăng thêm nỗi lo về sự sụp đổ của nền kinh tế kể từ khi dịch bệnh kéo dài một tháng.

Goldman Sachs điều chỉnh kì vọng tăng trưởng GDP năm 2020 của Trung Quốc xuống 5,5% từ 5,9%.


Linh Giang