OPEC dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ đạt 116 triệu thùng/ngày vào năm 2045, cao hơn khoảng 6 triệu thùng/ngày so với dự kiến trong báo cáo năm ngoái. Mức tăng trưởng dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia châu Á khác, châu Phi và Trung Đông.
Liên quan đến việc công ty xăng dầu Hải Hà bị ngân hàng BIDV, chi nhánh Long Biên cấn nợ từ quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết Bộ đang xử lý nội dung này, cơ quan có thẩm quyền sẽ làm rõ trách nhiệm trong thời gian tới.
Qua ba lần điều chỉnh trong tháng 9, giá hầu hết mặt hàng xăng dầu đều tăng mạnh, dao động 858-1.507 đồng/lít. Bộ Công Thương khẳng định đã sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiệu quả, hạn chế biến động mạnh.
Sản lượng dầu thô của OPEC tăng trong tháng 9 tăng 120.000 thùng/ngày. Đây là tháng thứ hai liên tiếp sản lượng của tổ chức này tăng, chủ yếu đóng góp từ Nigeria và Iran.
Lệnh cấm của Nga sẽ làm thay đổi dòng chảy đó một lần nữa. Nguồn cung dầu diesel từ các cảng của Nga đến Brazil đạt khoảng 4 triệu tấn trong năm tính đến ngày 25/9, so với 74.000 tấn trong cả năm 2022. Nhiên liệu của Nga đã thay thế việc nhập khẩu dầu diesel của Brazil từ Mỹ.
Tính đến ngày 18/9, nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã hoàn thành 70% kế hoạch bảo dưỡng tổng thể lần thứ nhất. Dự kiến ngày 7 – 9/10, một số phân xưởng công nghệ của nhà máy sẽ được tái khởi động từng phần.
Các nhà phân tích hàng hóa tại Standard Chartered vẫn lạc quan với triển vọng giá dầu. Họ cho rằng giá dầu đã được đẩy lên trong quý III do tồn kho giảm mạnh trong khi nhu cầu tăng; đồng thời dự đoán động lực này sẽ tiếp tục trong quý IV.
Lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu dự báo trong kỳ điều hành ngày 21/9, xăng RON 95 bật lên 1.050-1.150 đồng/lít, còn RON 92 và dầu diesel có thể tăng 800-900 đồng/lít.
Giám đốc điều hành các nhà sản xuất dầu hàng đầu của Arab Saudi và Mỹ là Aramco và Exxon Mobil hôm 18/9 đã bác bỏ dự báo rằng nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 của IEA. Họ cho rằng trong quá trình chuyển sang năng lượng sạch nhằm chống lại biến đổi khí hậu sẽ vẫn cần tiếp tục đầu tư vào dầu khí truyền thống.
Trong khi những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc vẫn tồn tại do lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, IEA cho biết nước này sẽ chiếm hơn 70% mức tăng trưởng nhu cầu trong năm 2023. Nhu cầu ở Mỹ dự kiến sẽ không thay đổi.