|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, mức cao nhất hơn 700 đồng/lít

15:47 | 21/12/2023
Chia sẻ
Ở kỳ điều hành ngày 21/12, giá xăng tăng 687-740 đồng/lít, dầu nhích lên 287-530 đồng/lít.

Chiều 21/12, Liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 740 đồng/lít

 22.145 đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 687 đồng/lít

 21.199 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 514 đồng/lít

 19.524 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 530 đồng/lít

 20.494 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 287 đồng/kg

 15.265 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 16h00 ngày 21/12. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 37 đợt điều chỉnh, trong đó có 19 đợt tăng, 14 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên.

Ở kỳ điều hành lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (kỳ trước trích 300 đồng/kg) và không trích, chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu khác.

(Nguồn: Bộ Công Thương, Đồ họa: Hoàng Anh)     

Ngày 19/12, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tiếp tục có công điện gửi Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn về việc triển khai hiệu quả việc lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Công văn nêu rõ một số cục thuế đã triển khai các giải pháp để thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng như tham mưu UBND ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành, các đơn vị kinh doanh xăng dầu tại địa phương; phối hợp các sở, ban ngành tổ chức làm việc, đối thoại với các đơn vị kinh doanh xăng dầu...

Tuy nhiên, công điện nêu rõ vẫn còn một số cục thuế chưa đánh giá đúng tầm quan trọng, chưa quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính trong triển khai phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Bên cạnh, một số đơn vị cũng chưa rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác thực trạng triển khai tại địa phương, số lượng doanh nghiệp, cửa hàng đã thực hiện, chưa thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng để có giải pháp phù hợp.

"Việc triển khai của các cục thuế cơ bản chỉ dừng lại ở mức độ tuyền truyền, chưa có phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng phòng, từng cán bộ quản lý để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế", công văn nêu.

 Tổng cục Thuế cho rằng việc thực hiện hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu là nhiệm vụ bắt buộc. (Ảnh: Hoàng Anh)

Đối với các địa phương chưa có văn bản chỉ đạo của UBND, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu các cục tham mưu UBND chỉ đạo các sở, ban ngành chủ động phối hợp với cơ quan thuế triển khai ngay các giải pháp  yêu cầu các đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.

Đồng thời, các cục phối hợp sở ngành rà soát, nắm bắt thực trạng hạ tầng, thiết bị, tiến độ triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại từng cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, tổ chức ngay các buổi làm việc với đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu, thông báo mời công khai các công ty cung cấp giải pháp để chia sẻ kinh nghiệm đã triển khai thành công và thảo luận giải pháp hiệu quả.

Hoàng Anh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.