Giá vàng hôm nay 15/4: Giảm trong phiên giao dịch sớm
Ảnh minh họa
Ghi nhận lúc 7h30 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,09% xuống 1.288,70 USD/ounce, theo Kitco; trong khi giá vàng giao tháng 6 giảm 0,24% xuống 1.292,15 USD/ounce.
Dự báo trong tuần
Tuần này, các ngân hàng Mỹ sẽ nghỉ lễ vào thứ Sáu (19/4), do vậy các hoạt động giao dịch sẽ tạm ngừng vào ngày cuối tuần.
Giá vàng có thể xuống dưới mức trung bình trong tuần giao dịch ngắn này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa giá vàng biến động dưới mức trung bình. Giá có thể thấp hoặc có thể cao nếu người mua hoặc người bán cố gắng tận dụng các điều kiện giao dịch tương đối mỏng.
Khác với nhịp điệu ôn hòa từ các ngân hàng trung ương và lo ngại về sự suy yếu của tăng trưởng toàn cầu, vàng khó tìm được chất xúc tác để tăng giá.
Đồng USD ổn định, lãi suất kho bạc tăng và nhu cầu mạnh mẽ đối với các tài sản rủi ro cao hơn có thể sẽ kìm hãm vàng. Ngoài ra, lạm phát không leo thang, Mỹ và Trung Quốc gần đạt được một thỏa thuận thương mại, Brexit bị trì hoãn cũng là những rào cản đối với sự phục hồi của giá vàng.
Một số biến động trên thị trường có thể xảy ra nếu GDP của Trung Quốc lệch với dự kiến ở mức 6,3%. Một chỉ số cao hơn sẽ khiến giá vàng sụt giảm và ngược lại.
Tại Mỹ, các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu mới nhất về doanh số bán lẻ và doanh số bán lẻ lõi.
Các yếu tố thúc đẩy giá
Dữ liệu lạm phát của Mỹ lặng sóng
Về mặt kinh tế, lạm phát tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh nhất trong 14 tháng vào tháng 3/2019, nhưng xu hướng lạm phát cơ bản vẫn không có biến động trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước và toàn cầu đang chậm lại.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá sản xuất của quốc gia này tăng mạnh nhất trong 5 tháng vào tháng 3, nhưng giá bán buôn lặng sóng.
Chỉ số giá sản xuất cho nhu cầu cuối cùng tăng 0,6% trong tháng trước. Trong 12 tháng tính đến tháng 3, PPI đã tăng 2,2%. Các nhà kinh tế đã dự báo mức 0,3% trong tháng 3 và tăng 1,9% so với cùng kì năm trước. PPI lõi tăng 2,0% trong cùng kì.
Biên bản Fed tác động tới thị trường
Biên bản gần đây nhất trong cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ ngày 19 - 20/3 cho thấy hầu hết các nhà hoạch định chính sách nhận định áp lực về giá đã không còn, nhưng lạm phát có khả năng sẽ tăng hoặc gần mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, biên bản không đưa ra thông tin nào bất ngờ cho các nhà đầu tư nên thị trường chứng khoán vẫn ổn định.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự giảm giá
Mỹ tuyên bố tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp gần 50 năm
Bộ Lao động Mỹ báo cáo số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấp trong gần 50 năm qua trong tuần kết thúc vào ngày 6/4. Yêu cầu ban đầu về trợ cấp thất nghiệp đã giảm 8.000 đơn xuống còn mức điều chỉnh theo mùa 196.000. Giới đầu tư đã dự báo số đơn lên tới 211.000.
Dữ liệu thương mại Trung Quốc làm dịu bớt những lo ngại về suy giảm kinh tế
Thị trường chứng khoán Mỹ cũng được hỗ trợ bởi dữ liệu xuất khẩu mạnh hơn dự kiến từ Trung Quốc, điều này giúp giảm bớt những lo lắng về suy thoái kinh tế có thể xảy ra tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Xuất khẩu tại Trung Quốc đã tăng 14,2% tính theo USD vào tháng trước, gần gấp đôi so với những gì các nhà kinh tế dự kiến.