|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 8/9: Không biến động, ổn định tại mức 77.500 đồng/kg

10:31 | 08/09/2021
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (8/9) đi ngang sau khi tăng mạnh vào hôm qua. Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm trong tháng 8/2021.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 9/9

Theo trang giacaphe.comgiá tiêu hôm nay không có điều chỉnh mới, ổn định tại mức trung bình là 77.500 đồng/kg.

Theo ước tính, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, trị giá 63,13 triệu USD, dựa trên báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Con số này giảm 35,8% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020 giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng mạnh 45,8% về trị giá.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt trên 197 nghìn tấn, trị giá 654,6 triệu USD, giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm trong tháng 8/2021. Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong thời gian tới.

Xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường chính có xu hướng chậm lại hoặc giảm mạnh. Hiện lượng hạt tiêu còn lại trong dân không nhiều, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu cũng không mấy mặn mà do giá cước phí vận chuyển tăng “phi mã” và các biện pháp phòng chống dịch bệnh rất nghiêm ngặt.

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2021 ghi nhận mức 203,1 yen/kg, tăng 0,05% (tương đương 0,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2021 được điều chỉnh xuống mức 12.900 nhân dân tệ/tấn, giảm 3,26% (tương đương 435 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, dự báo sản lượng cao su tự nhiên năm 2021 giảm xuống còn 13,78 triệu tấn. Trong đó, sản lượng của Malaysia ước tính giảm 300 nghìn tấn.

Các dấu hiệu phục hồi kinh tế tại một số nền kinh tế lớn nhờ dịch bệnh được kiểm soát, bên cạnh các biện pháp kiểm soát dịch được nới lỏng, đã dẫn tới dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu ở mức 13,9 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2020.

Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ (ATMA) tiếp tục đề nghị chính phủ quốc gia này cho phép miễn thuế nhập khẩu cao su tự nhiên để hỗ trợ sản xuất trong nước.

Theo ghi nhận, ngành công nghiệp săm lốp Ấn Độ chiếm hơn 70% lượng cao su tự nhiên tiêu thụ nội địa.

Do vậy, tình trạng khan hiếm nguồn cung cao su làm dấy lên lo ngại về những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất săm lốp tại quốc gia này, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.