|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 6/5: Tiếp tục ổn định; giá cao su giảm nhẹ dưới 0,5%

07:19 | 06/05/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (6/5) tiếp tục đứng yên ngày thứ hai liên tiếp. Hiện, các tỉnh trọng điểm đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 77.000 - 80.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn đồng loạt giảm với mức điều chỉnh không quá 0,5%.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 7/5  

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay được duy trì trong khoảng 77.000 - 80.000 đồng/kg tại thị trường nội địa.

Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá là 77.000 đồng/kg và 77.500 đồng/kg.

Cùng giao dịch tại mức 78.000 đồng/kg là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Kế đến là tỉnh Bình Phước với mức 79.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định tại mốc 80.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

78.000

-

Gia Lai

77.000

-

Đắk Nông

78.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

80.000

-

Bình Phước

79.000

-

Đồng Nai

77.500

-

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), tại Brazil, ngày 28/4, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 50 USD/tấn so với ngày 30/3, lên mức 3.900 USD/tấn.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/4, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng tăng 50 USD/tấn so với ngày 30/3, lên mức 4.040 USD/tấn và 4.240 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 50 USD/tấn so với ngày 30/3, lên mức 6.040 USD/tấn.

Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 28/4, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu lần lượt ở mức 5.900 USD/tấn và 7.600 USD/tấn, ổn định so với ngày 30/3.

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 28/4, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 37 USD/tấn so với ngày 30/3, xuống mức 4.105 USD/tấn. Tại cảng Muntok, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 925 USD/tấn so với ngày 30/3, xuống còn 5.988 USD/tấn.

Tại cảng Kochi (Ấn Độ), ngày 27/4, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 98 USD/tấn so với ngày 30/3, xuống mức 6.803 USD/tấn.

Ảnh: Tamil News

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 247,8 yen/kg, giảm 0,4% (tương đương 1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh xuống mức 12.595 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,2% (tương đương 25 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong quý I/2022, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tại châu Á biến động mạnh, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản, giá cao su có xu hướng tăng mạnh trong 15 ngày đầu tháng 4/2022, sau đó quay đầu giảm mạnh.

Ngày 28/4, giá cao su RSS3 giao tháng 5/2022 giao dịch ở mức 247 yen/kg (tương đương 1,89 USD/kg), giảm 4,5% so với cuối tháng 3/2022, nhưng vẫn tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần theo xu hướng giảm của thị trường Thượng Hải và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do dịch COVID-19.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giảm mạnh. Ngày 28/4, giá cao su RSS3 giao tháng 5/2022 ở mức 12.395 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,87 USD/kg), giảm 9,6% so với cuối tháng 3/2022 và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Do dịch COVID-19 bùng phát nên Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa nhiều tỉnh, thành phố, khiến việc tiêu thụ lốp xe bị chậm lại, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với cao su.

Tại Thái Lan, giá cao su biến động mạnh, sau khi tăng lên mức 73,4 baht/kg vào ngày 5/4, giá có xu hướng giảm trở lại.

Ngày 28/4, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 67,7 baht/kg (tương đương 1,96 USD/kg), giảm 2,3% so với cuối tháng 3/2022, nhưng tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Thảo Vy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.