Giá tiêu hôm nay 4/6: Tiếp tục tăng 500 đồng/kg; giá cao su kỳ hạn đi lên
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 5/6
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tiếp tục tăng 500 đồng/kg so với hôm qua.
Cụ thể, tỉnh Đồng Nai điều chỉnh giá thu mua lên mức 72.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức 73.000 đồng/kg.
Tương tự, sau biến động, giá hồ tiêu tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở mức tương ứng là 74.000 đồng/kg và 75.000 đồng/kg.
Riêng tỉnh Lâm Đồng không ghi nhận biến động mới về giá tiêu hôm nay, duy trì giao dịch tại mức 71.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
73.000 |
+500 |
Gia Lai |
71.500 |
- |
Đắk Nông |
73.000 |
+500 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
75.000 |
+500 |
Bình Phước |
74.000 |
+500 |
Đồng Nai |
72.000 |
+500 |
Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC DataWeb), trong quý I, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 19.875 tấn hồ tiêu với giá trị gần 100 triệu USD.
Con số này tăng 5,2% về lượng và tăng 57,6% về trị giá so với mức ghi nhận được vào cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, 72% khối lượng hồ tiêu nhập khẩu của Mỹ được cung cấp bởi Việt Nam, tương ứng 14.385 tấn, trị giá 69,5 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng đến 81,9% về giá trị.
Ngược lại, Mỹ giảm khối lượng hồ tiêu nhập khẩu từ một số nhà cung cấp khác như: Ấn Độ (giảm 1,4%), Brazil (giảm 5%), Indonesia (giảm 44,9%),...
Nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ tăng cho thấy nhu cầu mặt hàng này tại Mỹ vẫn ở mức cao bất chấp lạm phát của nước này đang ở mức cao kỷ lục trong 40 năm qua.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2022 ghi nhận mức 257,3 yen/kg, tăng 1,13% (tương đương 2,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h25 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 6/2022 được điều chỉnh lên mức 13.120 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,77% (tương đương 100 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Vào hôm thứ Năm (2/6), giá cao su tự nhiên tại các thị trường chủ chốt của Kerala (Ấn Độ) có chiều hướng đi lên. Nguyên nhân là do nhu cầu từ các nhà dự trữ trong nước gia tăng trong bối cảnh thị trường lo ngại về nguồn cung.
Các thương nhân cho biết, các đợt giảm giá ở Kerala - nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất chiếm gần 70% sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ, đã cản trở việc khai thác.
Những trận mưa trái mùa liên tục đã làm gián đoạn việc thu hoạch mủ ở bang kể từ giữa tháng 5. Tuy nhiên, nhu cầu thấp từ các nhà dự trữ trong nước và các nhà sản xuất lốp xe đã hạn chế mức tăng mạnh của giá cao su.
Nhu cầu từ Trung Quốc, quốc gia chiếm 42% nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu, dự kiến sẽ tăng lên, do các quy định về COVID-19 ở Thượng Hải được nới lỏng từ ngày 1/6, theo trang Informist.