Giá tiêu hôm nay 2/6: Tiếp đà phục hồi thêm 500 đồng/kg; cao su TOCOM ổn định
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 3/6
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tăng ngày thứ hai liên tiếp tại các tỉnh trọng điểm trong nước.
So với hôm qua, các địa phương điều chỉnh giá thu mua tăng 500 đồng/kg lên khoảng 71.000 - 74.000 đồng/kg.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai cùng giao dịch hồ tiêu với chung mức giá thấp nhất là 71.000 đồng/kg.
Cùng thu mua tại mức 72.500 đồng/kg là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Nhỉnh hơn là tỉnh Bình Phước tại mức 73.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng lên mức 74.000 đồng/kg trong hôm nay. Đây cũng là mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
72.500 |
+500 |
Gia Lai |
71.000 |
+500 |
Đắk Nông |
72.500 |
+500 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
74.000 |
+500 |
Bình Phước |
73.000 |
+500 |
Đồng Nai |
71.000 |
+500 |
Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), Brazil đã xuất khẩu 7.484 tấn hồ tiêu trong tháng 4, tăng 10,1% so với tháng trước.
Trong đó, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Morocco là hai thị trường dẫn đầu về nhập khẩu tiêu Brazil trong tháng vừa qua, lần lượt là 1.139 tấn và 889 tấn, cùng tăng mạnh 46% so với tháng trước. Ngược lại, lượng tiêu xuất khẩu sang Việt Nam giảm 20,8% so với tháng trước, còn Ấn Độ giảm 31%.
Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm, Việt Nam đứng đầu về nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với khối lượng đạt 5.352 tấn, tăng tới 53,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 20% tổng khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil. Đây cũng là khối lượng nhập khẩu cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Giá hồ tiêu các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Brazil trong 4 tháng đạt bình quân 3.864 USD/tấn (FOB), tăng 58% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mức giá 3.900 đến hơn 4.000 USD/tấn mà Brazil xuất khẩu sang các thị trường khác.
Ngoài ra, lượng tiêu của Brazil xuất khẩu sang Ấn Độ cũng tăng mạnh gấp 2,2 lần cùng kỳ lên mức 3.017 tấn.
Ngược lại, một số thị trường lớn khác như Đức, Mỹ, UAE,… lại giảm đáng kể nhập khẩu tiêu của Brazil. Do đó, tổng xuất khẩu tiêu của Brazil trong 4 tháng đã giảm 14,7% so với cùng kỳ 2021, xuống còn 27.684 tấn.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2022 ghi nhận mức 251,8 yen/kg, không đổi tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 6/2022 được điều chỉnh lên mức 13.100 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,61% (tương đương 80 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Cuộc chiến Ukraine đang đặt ra những thách thức đối với ngành sản xuất lốp xe toàn cầu liên quan đến việc tăng giá nhiên liệu và nguyên liệu thô. Điều này dự kiến sẽ tiếp tục tác động đến chuỗi cung ứng trong những tháng tới.
Xét về khối lượng, cao su tự nhiên chiếm khoảng 30% tổng nguyên liệu thô, tiếp theo là muội than (25%), cao su tổng hợp (20%) và vải (10%) cùng những loại khác.
Về giá trị, tỷ trọng của cao su tự nhiên là khoảng 35%, trong khi tỷ trọng của cao su tổng hợp và carbon đen lần lượt là khoảng 20% và 15%, theo Financial Express.
Giá nguyên liệu thô bao gồm cao su và các nguyên liệu đầu vào khác liên quan đến dầu thô đang trên đà tăng ngay cả trước cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.
Giá cao su tự nhiên được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các Nhà sản xuất Thiết bị Gốc (OEM) trong bối cảnh các hạn chế của chuỗi cung ứng sau mưa trái mùa ở Kerala và giá quốc tế cao.
Tình trạng khan hiếm container do COVID-19 cũng khiến giá nhập khẩu cao hơn. Cuộc khủng hoảng Ukraine càng làm nổi bật thêm tình hình bằng cách đẩy giá dầu thô lên cao hơn, từ đó tác động đến cao su tổng hợp và các nguyên liệu đầu vào liên quan đến dầu thô khác.