Giá tiêu hôm nay 30/12: Đồng loạt tăng 500 đồng/kg, cao nhất là 81.500 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 31/12
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay đồng loạt được điều chỉnh tăng 500 đồng/kg so với hôm qua.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai hiện cùng ghi nhận mức giá thấp nhất là 79.000 đồng/kg.
Tiếp đến là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giao dịch là 80.000 đồng/kg.
Tương tự, hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt tăng lên mức 80.500 đồng/kg và 81.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk | 80.000 | +500 |
Gia Lai | 79.000 | +500 |
Đắk Nông | 80.000 | +500 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 81.500 | +500 |
Bình Phước | 80.500 | +500 |
Đồng Nai | 79.000 | +500 |
Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến giá hồ tiêu là nhu cầu của thị trường Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng trong những tháng cuối năm nay.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, lượng hồ tiêu mà Trung Quốc mua vào từ Việt Nam trong tháng 10 và tháng 11 thấp hơn nhiều so với trung bình các tháng cuối năm trước, đạt lần lượt 546 và 463 tấn, chỉ bằng 6 - 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian gần đây, xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp không ít khó khăn do tăng cường kiểm tra, khử trùng hàng hóa, phương tiện vận chuyển, đồng thời siết chặt thực hiện quản lý và truy xuất nguồn gốc hàng hóa khiến thời gian thông quan kéo dài.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng chống dịch với đội lái xe chuyên trách, thời gian giải phóng hàng tăng, đôi khi dẫn đến tình trạng ùn ứ cục bộ.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 1/2022 ghi nhận mức 224,3 yen/kg, tăng 0,58% (tương đương 1,3 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 8h20 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2022 được điều chỉnh xuống mức 14.480 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,07% (tương đương 10 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 10/2021 đạt 43,13 nghìn tấn, tăng 4,7% so với tháng 9/2021, nhưng giảm 13,6% so với tháng 10/2020. Lũy kế 10 tháng năm 2021, sản lượng cao su của Malaysia đạt 397,48 nghìn tấn, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 10/2021 đạt 62,16 nghìn tấn, giảm 0,3% so với tháng 9/2021, nhưng tăng 14,1% so với tháng 10/2020, do nhu cầu găng tay cao su tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 56,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia. Tiếp đến là Pakistan chiếm 3,2%; Mỹ chiếm 3%; Iran chiếm 2,7% và Đức chiếm 2,1%.
Trong tháng 10/2021, Malaysia nhập khẩu 97,26 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 19,8% so với tháng 9/2021, nhưng giảm 19,5% so với tháng 10/2020.
Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 10/2021 đạt 43,54 nghìn tấn, tăng 5,1% so với tháng 9/2021, nhưng giảm 9,8% so với tháng 10/2020.
Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 10/2021 đạt 281,72 nghìn tấn, giảm 3,6% so với tháng 9/2021, nhưng tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).