Giá tiêu hôm nay 29/8: Tiếp tục giảm nhẹ; cao su biến động trái chiều
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 30/8
Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục giảm 500 đồng/kg tại thị trường nội địa.
Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá là 66.500 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.
Sau điều chỉnh, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện thu mua hồ tiêu với chung mức giá là 67.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng giảm xuống mức tương ứng là 68.500 đồng/kg và 70.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
67.500 |
-500 |
Gia Lai |
66.500 |
-500 |
Đắk Nông |
67.500 |
-500 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
70.000 |
-500 |
Bình Phước |
68.500 |
-500 |
Đồng Nai |
67.000 |
-500 |
Trong 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia thấp hơn 69,04% so với cùng kỳ năm ngoái, The Phnom Penh Post đưa tin.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, xuất khẩu hạt tiêu tính đến ngày 31/7 ở mức 6,9907 nghìn tấn, giảm đáng kể so với mức 22,58 nghìn tấn trong giai đoạn 1/2021 - 7/2021.
Một số người trong ngành nhận định rằng, đây là kết quả của sự sụt giảm nhu cầu do tác động của COVID-19 và sự phục hồi kém chắc chắn của kinh tế, kết hợp với cuộc xung đột Ukraine đang diễn ra.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Campuchia với thị phần ở mức 6.298,89 tấn, tương đương 90,10%.
Các thị trường tiêu thụ hàng đầu khác trong kỳ gồm có: Đức (608,44 tấn), Đài Loan (21 tấn), Pháp (15,08 tấn), Malaysia (13,64 tấn), Bỉ (13,24 tấn), Cộng hòa Séc (8,18 tấn), Nhật Bản (2,94 tấn) ), Thụy Điển (2,78 tấn) và Canada (1,28 tấn).
Trong thời gian này, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Hàn Quốc, Lithuania, Thụy Sĩ, Kazakhstan và Australia đều thu mua hạt tiêu từ Campuchia với sản lượng khá ít - không quá 1 tấn.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 ghi nhận mức 227,3 yen/kg, giảm 0,31% (tương đương 0,7 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 được điều chỉnh lên mức 11.975 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,53% (tương đương 180 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Trong quý II/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 74,94 nghìn tấn, giảm 29,3% so với quý I/2022 và giảm 16,7% so với quý II/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 180,95 nghìn tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu cao su của Malaysia trong quý II/2022 đạt 160,35 nghìn tấn, tăng 5,6% so với quý I/2022 và tăng 5,3% so với quý II/2021. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia; tiếp đến là Mỹ, Đức, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Trong quý II/2022, Malaysia nhập khẩu 291,15 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 21,9% so với quý I/2022 và giảm 1,4% so với quý II/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Malaysia nhập khẩu 663,84 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong quý II/2022 đạt 114,84 nghìn tấn, giảm 10,3% so với quý I/2022 và giảm 7,5% so với quý II/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia đạt 243,04 nghìn tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 6/2022 ở mức 280,82 nghìn tấn, giảm 3% so với tháng 5/2022, nhưng tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).